NASA hiện đang thử nghiệm loại máy bay với kiểu cánh đặc biệt hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho các thế hệ máy bay dân dụng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu trên những chuyến bay đường dài.

NASA cho biết, họ sẽ sử dụng một môđun – phương tiện bay không người lái phục vụ việc nghiên cứu được tạo ra bởi Lockheed Martin và Phòng nghiên cứu quân sự không quân (AFLR) để thử nghiệm các công nghệ mới về trọng lượng nhẹ, tiết kiệm năng lượng cũng như sự linh hoạt của máy bay.

Thiết kế mới này có tên X-56A, là máy bay không người lái có thiết kế độc đáo với cánh chính có thể uốn lượn nhằm giảm tiếng ồn ở tốc độ siêu âm.

X-56A có thể tạo ra cuộc cách mạng trong thiết kế máy bay. Ảnh: NASA

NASA cho biết, nguyên mẫu máy bay có thể tạo ra cuộc cách mạng thiết kế thiết bị bay cả dưới âm và vượt âm trong tương lai. Mẫu máy bay X-56A được lên kế hoạch thực hiện hàng loạt chuyến bay thử vào tháng 11 này để kiểm tra khả năng ứng dụng công nghệ cánh mềm, nhẹ trong thiết kế máy bay. Loại cánh mới được đặt tên là cánh vẫy, tức là có thể chuyển động trong quá trình bay so với các loại cánh cứng được sử dụng trên máy bay hiện tại.

Jame Smith và Gary Cosentino chuẩn bị thử nghiệm bay máy bay X-56A nhằm xem xét khả năng điều khiển của cánh vẫy. Nguồn: Daily Mail

Quản lý dự án X-56A cho hay: “Chúng tôi muốn chứng minh khả năng chế tạo và làm chủ công nghệ điều khiển máy bay sử dụng loại cánh mới này”. Giải quyết bài toán ứng dụng cánh vẫy được xem là có ý nghĩa quyết định đối với ngành vận chuyển hàng không đường dài trong tương lai. Cánh vẫy giúp cải thiệu hiệu suất sử dụng nhiên liệu, tăng tính hiệu quả, an toàn và độ bền kết cấu máy bay.

Nghiên cứ cánh máy bay linh hoạt, nhẹ và dài như trên X-56A rất quan trọng đối với tương lai của máy bay tầm xa. Ảnh: Internet

Với chiếc cánh dài, mỏng, linh hoạt có thể làm giảm tối đa trọng lượng của máy bay nhưng nếu tăng độ bền của chúng, việc kiểm soát độ rung lại trở nên vô cùng khó khăn, chủ yếu ảnh hưởng từ lực cản của gió. Lực này chính là nguyên nhân gây nguy hiểm đến máy bay và có thể khiến máy bay gặp sự cố khi thử nghiệm.

Một mô hình máy bay kèm theo các thiết bị hậu cần

Các kĩ sư của NASA đang thử nghiệm công nghệ có thể điều khiển được sự mất phương hướng trong khi bay bằng cách điều khiển sự chao đảo của máy bay trong khi bay và chạy phần mềm điều chỉnh trong máy tính của máy bay. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng có thể bẻ được hướng của gió cũng như các điều kiện thời tiết hỗn loạn lên cánh – như lực cản của gió. Sự hiểu biết này sẽ góp phần cải thiện độ an toàn của máy bay linh hoạt trong những chuyến bay ở tình trạng thời tiết không thuận lợi.

Máy bay X-56A bay thử nghiệm (Nguồn: Khoa Học Đời Sống)

Máy bay X-56A có chiều dài 2,3 m, sải cánh 9 m, sử dụng hai động cơ tua-bin JetCat P200-SX lực đẩy 25 kg. Hệ thống máy bay thử nghiệm gồm hai thân chính, bộ cánh cứng, ba bộ cánh mềm, trạm điều khiển mặt đất và rơ-móc vận chuyển. Cánh của X-56A có thể dễ dàng tháo ra để thay thế kết cấu cánh mới. Thân máy bay được trang bị hệ thống dù thu hồi phòng trường hợp các cánh thử nghiệm gặp sự cố.

NASA cho biết mặc dù X-56A chỉ là một máy bay ở tốc độ chậm, bán siêu âm nhưng những thông tin thu thập được về áp lực của gió sẽ được sử dụng để thiết kế mẫu siêu âm X-54 – một mẫu nghiên cứu máy bay được phát triển bởi Gulfstream Aerospace để sử dụng tạo ra vụ nổ âm thanh hoặc nghiên cứu phương tiện vận chuyển tốc độ siêu thanh.

Sơn Tùng