Chuyên mục CHÀO BUỔI SÁNG ngày 5/5 xin gửi đến quý độc giả những bản tin đáng chú ý sau:

Từ chối bán rùa biển tiền triệu, ngư dân quyết thả về đại dương

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Trưa ngày 4/5, anh Ngô Trung Dũng, trú tại khối Tân Lộc, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An), trong lúc thả lưới đánh bắt cá ở vùng biển Cửa Hội đã bắt được con vích (tên gọi khác của rùa biển) cân nặng khoảng 4kg, theo Dân Trí.

Con rùa biển nặng khoảng 4kg lần đầu tiên ngư dân Cửa Hội bắt được.
Nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến xem.
Nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến xem.

Sau khi đánh bắt được con rùa biển lên bờ có rất nhiều người đến xem và hỏi mua với giá cao nhưng anh Dũng quyết không bán mà thả nó về biển khơi.

Anh Dũng đã báo phường Nghi Hải đồng thời phối hợp với Trạm kiểm soát Biên Phòng, cảng Cửa Lò – Bến Thủy thả con vích về lại môi trường thiên nhiên.

Chú rùa may mắn gặp được người lương thiện
Con rùa biển sau khi được ngư dân Dũng đưa lên bờ có nhiều người đến trả giá tiền triệu nhưng anh quyết không bán mà thả nó về đại dương.
Được biết vích còn gọi là rùa xanh, là một trong năm loài rùa biển quý hiếm có mặt tại Việt Nam.

Theo ngư dân vùng biển Cửa Hội, thì đây là lần đầu tiên họ phát hiện một con rùa biển mắc lưới như thế này và cũng là lần đầu tiên được nhìn thấy.

Chiều ngày 4/5 UBND phường Nghi Hải (TX Cửa Lò) phối hợp với Trạm kiểm soát Biên Phòng, cảng Cửa Lò - Bến Thủy đã tiến hành thả một con rùa biển về với đại dương.

Chiều ngày 4/5, phường Nghi Hải (TX Cửa Lò) phối hợp với Trạm kiểm soát Biên Phòng, cảng Cửa Lò – Bến Thủy đã tiến hành thả một con rùa biển về với đại dương.

Khởi tố, bắt giam 5 người trong vụ ‘hỗn hợp pin’ trộn tiêu

Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người liên quan đến vụ hỗn hợp “pin trộn tiêu” ở cơ sở thu mua nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp).

Tuổi Trẻ cho biết, 5 người bị bắt và khởi tố về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317, Bộ luật hình sự.

Những người bị bắt gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi), Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, chồng bà Loan), Phan Thị Dung (56 tuổi, trú khu phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi) và Trần Ngưỡng (còn gọi là Trần Văn Tuấn, 42 tuổi) cùng trú xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông.

Khởi tố, bắt giam 5 người trong vụ 'hỗn hợp pin' trộn tiêu
Vụ “hỗn hợp pin” trộn tiêu, bà Nguyễn Thị Thanh Loan đã bị bắt. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trước đó, ngày 17/4, Phòng Cảnh sát Môi trường, công an tỉnh Đắk Nông, phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản của bà Loan đang dùng dung dịch hỗn hợp nước và than pin để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê, theo Zing.

Phòng Cảnh sát Môi trường cùng ngành chức năng lập biên bản, niêm phong 21,265 tấn phế phẩm cà phê đã ngâm, nhuộm đen và được đóng bao bì, 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập dẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ pin.

Khởi tố, bắt giam 5 người trong vụ 'hỗn hợp pin' trộn tiêu
Hạt tiêu được trộn với hỗn hợp nhằm tăng khối lượng. (Ảnh: Vietnammoi)

Loan khai cơ sở thu mua nông sản này hoạt động từ năm 2016, đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Để kiếm lời, bà này nghĩ ra cách dùng vỏ cà phê, sỏi đá nhỏ và pin trộn lại với nhau để tăng trọng lượng sản phẩm. Quy trình này do Loan tự nghĩ ra.

Về mục đích, Loan pha chế ra hỗn hợp này để bán cho Lê Thị Hồng Thơ và Trần Văn Tuấn. Sau đó, Thơ và Tuấn mua hỗn hợp trên để bán lại cho Phan Thị Dung (Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung) để trộn vào hạt tiêu.

Bác sĩ 9x Hà thành trèo đèo lội suối chữa bệnh cho người nghèo vùng cao

Nhìn gương mặt trẻ măng, hiền lành, phúc hậu núp sau cặp kính cận dày cộp, ít ai có thể hình dung được, chàng bác sĩ 9X có dáng vẻ thư sinh ấy lại mang trong mình một nhiệt huyết mãnh liệt của tuổi trẻ và tình yêu thương sâu sắc với đồng bào vùng cao Mường Nhé như thế, theo Dân Việt.

Bác sĩ Hiếu chăm sóc bệnh nhi tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé (Điện Biên). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Văn Hiếu sinh năm 1990 tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh (Hà Nội). Với sức học khá tốt, năm 2008 Hiếu thi đỗ vào ĐH Y Hà Nội. Suốt những năm tháng sinh viên, chàng trai trẻ Hà thành luôn sôi nổi tham gia các hoạt động tình nguyện ở những địa bàn khó khăn trên đất nước. Chính những ngày tháng ấy đã hình thành trong suy nghĩ của Hiếu quan niệm sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và những người nghèo khó.

Năm thứ 5 ĐH, Hiếu đã tìm hiểu và biết đến “Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn (dự án 585)”. Ngay sau khi tốt nghiệp ĐH, không do dự, chàng trai trẻ đã lập tức nộp hồ sơ đăng ký tham gia dự án này.

Trong đơn tình nguyện, Hiếu viết: “Tôi tình nguyện đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam. Nơi nào dân sống được thì tôi cũng có thể sống được…”. Những tâm huyết của chàng trai trẻ đã thuyết phục được những người phụ trách dự án. Tháng 11/2014, Hiếu chính thức trở thành một trong những học viên đầu tiên của chương trình tình nguyện và bắt đầu tham gia khóa học bác sĩ chuyên khoa 1 ngành nhi khoa của dự án.

Tuy nhiên, đến năm thứ 2 của khóa học, Hiếu phát hiện bị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp, căn bệnh khiến anh mất khả năng lao động, việc tự chăm sóc bản thân cũng gặp phải nhiều khó khăn và đau đớn. Không khuất phục bệnh tật, không muốn bỏ lỡ những giấc mơ đang còn dang dở, Hiếu đã nỗ lực vừa hoàn thành khóa học vừa điều trị tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu. (Ảnh: T.A)

Tháng 8/2017, sau khi hoàn thành khóa học, bệnh tình cũng ổn định hơn, bác sĩ Hiếu bắt đầu lên đường đến huyện biên giới cực Tây của Tổ quốc và công tác tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé (Điện Biên).

Đã hình dung trước những khó khăn, nhưng khi đến nơi công tác bác sĩ Hiếu mới thực sự thấm thía. Mường Nhé là một huyện nghèo nhất, nhì của tỉnh Điện Biên, cách Hà Nội 700km. Không những thế, đồng bào ở đây lại đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa với 10 cộng đồng dân tộc sinh sống (trong đó, người Mông chiếm tỷ lệ 65%). Để gần gũi, chăm sóc bệnh nhân, ngoài việc làm tốt chuyên môn, bác sĩ Hiếu còn tranh thủ mọi thời gian để học tiếng của đồng bào dân tộc.

Hiếu kể: “Có lần vợ chồng bệnh nhân người Mông đi khám bệnh, họ không nói được tiếng Kinh, tôi hỏi tại sao không chịu học tiếng Kinh, họ nói với tôi bác sĩ khám bệnh cho người Mông phải học tiếng Mông chứ. Chính câu nói đó đã khiến mình phải suy nghĩ và quyết tâm học. Hiện vốn tiếng dân tộc của tôi cũng đã khá tốt. Nói được tiếng của đồng bào, gần gũi và chia sẻ được với bệnh nhân nhiều hơn cũng việc điều trị bệnh thuận lợi”.

Kết thúc chuyên mục, kính chúc quý độc giả một ngày thứ 7 thư giãn!

———–—

Đại Kỷ Nguyên News