Chuyên mục CHÀO BUỔI SÁNG ngày 18/2 xin gửi đến quý độc giả những bản tin đáng chú ý sau:

Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM

Hội Hoa Xuân Tao Đàn (TP HCM) sẽ kéo dài đến mùng 6 Tết (21/2) tập trung rất nhiều loại cây cảnh quý lạ mắt.

Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 1
Bạch sơn liễu khoe sắc lại hội hoa xuân Tao Đàn.
Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 2
Cà chua thân gỗ.
Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 3
Cây lá phong.
Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 5
Hồng ngọc mai.
Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 6
Lan bắc.
Kì hoa dị thảo trong Hội Hoa xuân Tao Đàn TP.HCM - Ảnh 10
Sâm đu đủ – loại cây ghép độc đáo.

Lớp học đặc biệt giữa đại ngàn chỉ có 3 học sinh

Lớp học của thầy Thuận ở Pá Mỳ, Mường Nhé, Điện Biên có ba học sinh, trong đó hai em đang học lớp 2 còn một em lớp 1. Xã Pá Mỳ có ba điểm trường mang tên Huổi Lụ được đặt theo số thứ tự là 1, 2 và 3.

Thầy giáo Bùi Văn Thuận (37 tuổi) là  người được phân công từ Thanh Hóa lên tăng cường cho trường tiểu học Huổi Lụ 2. 10 năm gắn bó với mảnh đất này, từ nếp sống đến sinh hoạt của thầy Thuận giờ đã như một người địa phương thực thụ.

Thầy Thuận chia sẻ trên VTC: “Những ngày mới tới đây nhận công tác, đó là những ngày thực sự khó khăn với chúng tôi. Cách đây 10 năm, đường sá tới trung tâm xã còn khó huống chi vào tới bản.

Là người dưới xuôi lên, chưa quen với địa hình hiểm trở vùng núi nên việc đi lại khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi. Hồi đó, chúng tôi cuốc bộ từ xã đến đây mất 4-5 giờ đồng hồ. Nhưng đi mãi thành quen, cũng chặng đường, giờ tôi đi đi chỉ hết hơn tiếng”.

Đặc biệt, ở cả ba điểm trường Huổi Lụ đều không có điện, nên sinh hoạt của thầy trò gặp rất nhiều khó khăn. Mọi hoạt động đều trông chờ vào… ông mặt trời.

Thầy Thuận nhớ lại: “Những ngày mới vào đây, chẳng khác gì một người nước ngoài lạc vào đây. Ngôn ngữ không biết, phong tục tập quán cũng chẳng rành. Cứ nửa tiếng Kinh lại nửa cử chỉ, thế mà cũng hiểu nhau. Lâu dần có người chơi thân thì mình dạy họ tiếng Kinh, họ dạy mình tiếng dân tộc.

Khó khăn nhất là đi vận động bà con đưa con cháu đến trường. Tâm lý chung của bà con dân tộc là có cái ăn, có rượu uống là đủ; chứ họ không có khái niệm đi học. Con trai hay con gái lớn là ra nương giúp bố mẹ, có ít ăn ít có nhiều ăn nhiều, chứ đi học thì có được cái gì ăn đâu!”.

Vậy mà hết ngày này qua ngày khác, không kể nắng hay mưa, thầy Thuận đi hàng cây số đến nhà bà con nằm cheo leo trên đỉnh núi, giữa rừng già bạt ngàn.

Lớp học của thầy Thuận có ba học sinh, trong đó hai em đang học lớp 2 còn một em lớp 1. Lên đến lớp 3, các em sẽ ra học nội trú ở ngoài xã. Việc dạy cho các em cũng gặp nhiều khó khăn bởi các em chỉ nói tiếng dân tộc, nên thầy vừa dạy bằng tiếng kinh và kết hợp với cử chỉ tay chân…

Ở Huổi Lụ 2 cũng như các bản khác của xã Pá Mỳ, đời sống của bà con còn nghèo, thu nhập chính của họ là từ ruộng nương mà một năm cũng chỉ được một vụ còn lại là khoai sắn. Bữa ăn cũng chỉ quanh quẩn rau với cá dưới suối, con to cũng chỉ bằng ba ngón tay; hôm nào có khách quý lắm, hoặc lễ Tết mới dám ngả lợn ra thịt.

Thầy mong bằng tình yêu thương và sự nhiệt tình của mình, các em nhỏ ở đây sẽ được học chữ. Được học, cuộc sống của người bà con sẽ dần thay đổi, bớt khổ cực.

Kỳ thú đua chó trên đảo Khỉ

Đảo Khỉ nằm trên Vịnh Nha Phu (Nha Trang, Khánh Hòa) là một hòn đảo độc đáo, hấp dẫn quanh năm. Trên hòn đảo có hơn 1.200 chú khỉ đang sinh sống, đến với đảo Khỉ sẽ được tận mắt xem các tiết mục đặc sắc đầy kịch tính và hấp dẫn như: Kỵ sĩ khỉ điều khiển chó đua, chó diễn xiếc, khỉ diễn xiếc, khỉ thi bơi…

Ấn tượng đặc sắc trong các cuộc đua chó là dẫu chỉ với hơn 100m đường đua nhưng trận đua nào cũng cực kỳ lý thú và hồi hộp. Các lượt đua được diễn ra vào lúc 10h40, 14h40 và 3h40 mỗi ngày. Mỗi lượt sẽ có 8 chú chó đua tranh tài.

Xem đua chó, người xem còn được phép mua vé đặt cược giải trí cho các chú chó trên đường đua. Mỗi tấm vé chỉ vài chục ngàn vừa tạo niềm vui, vừa có cơ hội giành phần thưởng thắng cuộc là vỏ trứng đà điểu được điêu khắc, chạm trổ cực đẹp trị giá 300.000 đồng.

Kỳ thú đua chó trên đảo Khỉ - Ảnh 1
Chó vào cuộc đua.

Đặc biệt, trong xuân Mậu Tuất này tại đảo Khỉ còn diễn ra cuộc thi “Thời trang cún cưng”. Hàng loạt chú cún ngộ ngĩnh sẽ mặc đồng phục sặc sỡ tham gia đua tài.

Trải qua thi vòng loại theo từng tốp 5 cún. kết thúc vòng loại sẽ chọn ra 10 cún có số điểm cao nhất vào thi vòng chung kết. Tại vòng chung kết sẽ thi mỗi lượt 2 cún kết thúc căn cứ vào số điểm sẽ chọn ra giải Nhất, Nhì, Ba và bảy giải TopTen với những giải thưởng hấp dẫn, có giá trị cao. Hội thi khai mạc vào đúng mùng 3 Tết.

Kỳ thú đua chó trên đảo Khỉ - Ảnh 3
Khỉ trổ tài diễn xiếc.

Với mục đích giới thiệu sự đa dạng sinh học rừng Khánh Hòa đến với du khách trong và ngoài nước biết và hiểu rõ hơn về hệ sinh thái động, thực vật tại Khánh Hòa nói riêng, Việt Nam nói chung.

Đây cũng là mô hình nâng cao nhận thức về giá trị đa dạng sinh học và ý thức bảo tồn thiên nhiên hoang dã dành cho khối học sinh, sinh viên thông qua các buổi ngoại khóa, qua đó dễ dàng cọ sát, nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng nhận biết và có thể đưa ra những ý tưởng để bảo tồn và phát triển phong phú hơn về mô hình này.

 

—-

Bản tin “CHÀO BUỔI SÁNG” được Đại Kỷ Nguyên phát hành vào buổi sáng hàng ngày. Quý độc giả có thể tải ứng dụng DKN.TV trên điện thoại di động tại Google Play hoặc App Store để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày.

Thanh Thanh

Từ Khóa: