Ngày 28/10/1999, tại một nhà khách ở ngoại ô Bắc Kinh đã diễn ra buổi họp báo quốc tế về việc bức hại Pháp Luân Công. Trong buổi họp báo, hơn 30 học viên Pháp Luân Công bị đàn áp tàn nhẫn đã kể lại tình hình chân thực việc Pháp Luân Công bị bức hại cho giới truyền thông quốc tế. Sau sự việc này, truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin đây là một cái bạt tai mạnh đánh vào mặt ông Giang Trạch Dân, có tác động lớn trên quốc tế.
Buổi họp báo được quốc tế đặc biệt chú ý vào 16 năm trước
Chiều ngày 28/10/1999, tại một nhà khách ở vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh, khoảng 30 học viên Pháp Luân Công đã tham gia buổi họp báo, trong đó có 7 nhà báo từ các cơ quan truyền thông lớn quốc tế, như Reuters, AP (Associated Press), New York Times… Họ kể lại tội ác mà ông Giang Trạch Dân đã áp dụng để đàn áp Pháp Luân Công cùng cảnh ngộ thê thảm của họ. Trong đó, một bé trai họ Khúc mới 11 tuổi cho biết, cậu bé và cha mẹ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị cấm đi học. Một người tu luyện Pháp Luân Công ở Thạch Gia Trang tên Đinh Diên đã kể lại quá trình mình bị cảnh sát tra tấn tàn nhẫn thế nào.

Bà Trình, một học viên Pháp Luân Công chia sẻ với kênh truyền hình Tân Đường Nhân, vào tháng 10/1999, sau khi nghe thông tin từ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ xác định Pháp Luân Công là tà giáo, các học viên Pháp Luân Công ai nấy đều cảm thấy tâm trạng vô cùng nặng nề. “Khi đó nhiều học viên đã tập trung đến Bắc Kinh, mọi người cảm thấy phải đưa thông tin thật cho ngoại giới biết.”
“Thực tế, từ ngày 25/4 đến 20/7/1999, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành hàng loạt hành động đàn áp”. Anh Casey (biệt danh), một kỹ sư máy tính người Bắc Kinh, cũng là học viên Pháp Luân Công đã chia sẻ trên chuyên mục “Nhìn về Trung Quốc” rằng, vào thời gian đó trên khắp đường phố Bắc Kinh có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục, họ có thể bất cứ khi nào thẩm vấn xem một ai đó có phải học viên Pháp Luân Công không, “Vì không muốn học viên ở ngoài trời luyện công nên cảnh sát thường sách nhiễu xua đuổi. Khi đó chúng tôi cứ chạy xe khỏi cửa là bị cảnh sát theo dõi. Có thể thấy bầu không khí vô cùng khủng khiếp.”
Vào ngày 20/7/1999, dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, tội ác hành hung Pháp Luân Công lan rộng trên toàn quốc, ông ta ra lệnh “trong 3 tháng sẽ thủ tiêu Pháp Luân Công”, đồng thời lợi dụng toàn bộ cỗ máy nhà nước vào cuộc tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.
Khi đó những người tu luyện Pháp Luân Công trên cả nước không biết đến đâu kêu oan, họ chỉ còn cách đến quảng trường Thiên An Môn và đưa ra thỉnh nguyện với cộng đồng quốc tế. Vừa may, đúng ngày 30/9, khi đó có nhiều nhà báo phương Tây đến Quảng trường Thiên An Môn đưa tin về hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập chính quyền ĐCSTQ, họ đã chụp được hình ảnh của học viên Pháp Luân Công, từ đó truyền thông bên ngoài Trung Quốc mới đặc biệt chú ý.

Bà Lan Lệ Hoa, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân cho biết, bà từng 3 lần đến quảng trường Thiên An Môn giăng biểu ngữ, có một học viên Pháp Luân Công tên Triệu Tĩnh đi cùng, là người thành phố Cát Lâm, “năm đó cô bé mới 19 tuổi (giọng bà nghẹn ngào), trên đường đi Bắc Kinh đã bị bắt, bị bức hại đến chết ngay trong đêm.”
Ngày 28/10/1999, hãng tin AP và Reuters (Mỹ) đều nhanh chóng đưa thông tin này ở vị trí nổi bật; ngày 29/10, báo New York Times cho đăng hình ảnh và thông tin này ngay trang nhất. Thông tin cho biết, chính chuyện này đã làm ông Giang Trạch Dân phẫn nộ và ra lệnh phải tính sổ Pháp Luân Công.

Theo thông tin từ trang Minh Huệ, nhiều học viên Pháp Luân Công bị xử từ 2 – 5 năm tù, chịu vô số cực hình; cô Đinh Diên khi đó đã bị cực hình tàn nhẫn, đến năm 2001 thì qua đời khi mới 32 tuổi.

Cho đến nay, tội ác đối với Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 16 năm, hung thủ cầm đầu là ông Giang Trạch Dân đã bị 192.827 người trên toàn cầu kiện ra tòa, còn những thuộc hạ thân cận hủ bại của ông ta như Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lý Trường Xuân, Chu Bản Thuận… đều đã ngã ngựa.
Hiện nay các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục vẫn kiên trì lên tiếng như họ đã lên tiếng vào 16 năm trước: “Pháp Luân Công tốt, hãy dừng ngay bức hại Pháp Luân Công”.
Sự thật về Pháp Luân Công
Năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải từng đưa tin, cho rằng vì Pháp Luân Công có nét đặc biệt, không giống nhiều môn khí công khác, vì thế mà đã phát triển mạnh mẽ một cách tự phát ở nhiều nơi thuộc Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông và Macao, sau đó lan rộng đến các châu lục trên thế giới (Âu, Á, Mỹ, Úc). Thông tin khi đó cũng đưa số liệu cụ thể, toàn thế giới có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công.
Vì sự phát triển quá nhanh của Pháp Luân Công khiến ông Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lo lắng, cho rằng đây là phong trào quần chúng lớn nhất sau sự kiện 64 (sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6), vì thế mà ông ta kiên quyết phát động bức hại Pháp Luân Công (dù các Ủy viên Bộ Chính trị khác không đồng tình). Ông Giang Trạch Dân còn ra lệnh đẩy mạnh tuyên truyền Pháp Luân Công là tổ chức phi pháp, hành động của ông Giang Trạch Dân càng khiến thế giới chỉ trích ĐCSTQ về vấn đề tự do tôn giáo tín ngưỡng và chính sách nhân quyền.
Theo Báo cáo của Quốc hội Mỹ, cùng với việc “tuyên bố Pháp Luân Công là phi pháp”, ĐCSTQ còn tập trung trên mặt trận tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Nghị quyết 605 của Quốc hội Mỹ vào năm 2010 đã yêu cầu dừng ngay đàn áp Pháp Luân Công.
Nhiều nhà quan sát đã chỉ ra, thái độ của lãnh đạo cao cấp trong ĐCSTQ chia rẽ vì vấn đề Pháp Luân Công. Trước một năm khi ông Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp, cựu lãnh đạo Kiều Thạch vừa nghỉ hưu đã đích thân phụ trách đoàn điều tra độc lập về Pháp Luân Công, cuối cùng đã đi đến kết luận: “Pháp Luân Công đối với quốc dân, trăm lợi mà không một hại”; Ủy ban Thể thao Quốc gia Chính phủ Trung Quốc cũng xác nhận: “Hiệu quả tu luyện Pháp Luân Công là vô cùng ưu việt, Pháp Luân Công có những cống hiến phi thường giúp xã hội Trung Quốc ổn định và đạo đức hơn”.
Ông David Kilgour (nguyên Quốc vụ khanh Canada, người được đề cử giải Nobel Hòa Bình), đã nhắc lại lời của Giáo sư David Obi thuộc Đại học Montreal (chuyên gia nghiên cứu về Pháp Luân Công) chỉ ra: “Pháp Luân Công không phải tà giáo”; còn nhà báo nước ngoài Ian Johnson của tờ The Wall Street Journal ở Bắc Kinh đã giành được giải thưởng Pulitzer 2001 nhờ đưa tin về Pháp Luân Công, đã tố cáo Cộng sản Trung Quốc không cho phép học viên Pháp Luân Công bị hại đơn độc tự ý trả lời phỏng vấn. Tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post) cũng đã đưa tin của Ban chống Tà giáo thuộc Bộ Nội chính Pháp, nhận định: “Pháp Luân Công chưa từng vi phạm pháp luật, đó là một hiệp hội tự do luôn tuân thủ pháp luật nước Pháp. Chúng ta không thể dùng từ tà giáo một cách tùy tiện, và xem đây như một phong trào tôn giáo. Theo pháp luật nước Pháp, Pháp Luân Công không thể bị quy là tà giáo.”
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: