Người Trung Quốc và Đài Loan đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, đều trải qua 5.000 năm văn hóa Thần truyền. Trong khi Trung Quốc dường như đang đánh mất những nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống, đạo đức nhân tâm suy đồi, thì Đài Loan lại trở thành cái nôi nuôi dưỡng văn hóa Thần truyền một cách vẹn nguyên nhất.

Điều này được công nhận bởi nhiều du khách thế giới du lịch đến Đài Loan. Đặt chân đến quốc đảo xinh đẹp này, bất kì ai cũng giật mình ngạc nhiên về những nét đẹp văn hóa mà người Đài Loan còn lưu giữ được.

Nét đẹp văn hóa thể hiện qua những công trình kiến trúc được người Đài Loan trân trọng và bảo tồn. Điển hình như Cố Cung, những kiến trúc cổ kính, trang nghiêm như nơi thâm cung Tử Cấm Thành trong những bộ phim cổ trang của Trung Quốc…

Truyền thống này có lẽ bắt nguồn từ một câu nói của cố lãnh đạo Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt“.

Vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5000 năm.

Chỉ cách đó một eo biển, Đài Loan dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở đại lục”.

Người Đài Loan lưu giữ văn hóa ông cha của họ qua từng ánh mắt cử chỉ

Những gì tinh hoa của văn hóa Thần truyền đều được Đài Loan lưu lại và nuôi dưỡng trong tâm hồn những người dân của họ. Người Đài Loan niềm nở và hiếu khách, nhiệt tình một cách kì lạ là những gì mà mọi du khách đến đây đều đồng ý. Du khách từ nhiều nước không tiếc những lời khen ngợi văn hóa ứng xử của người dân nơi đây.

Làng cổ Cửu Phần, Đài Loan. Ảnh: Shutterstock.

“Con người Đài Bắc, có thể bạn chưa biết, họ hiền hòa và nhiệt tình. Họ không quá kính cẩn như người Nhật, không thật kiểu cách như người Hàn, với tôi họ có 1 sự quan tâm nhẹ nhàng và không quá vồn vã”, một du khách nước ngoài đến Đài Loan nhận xét trên blog của mình.

McCarthy, một người nước ngoài vượt vạn trùng dương để tới Đài Loan cho biết, anh đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi tình cảm nồng ấm mà người dân ở đây thể hiện. Anh gọi nét đẹp văn hóa của Đài Loan là “nét đẹp chỉ có ở một nơi vô cùng văn minh”.

Người Đài Loan lịch sự và trân trọng mỗi người khách hàng mà họ phục vụ. Một sinh viên đến từ Thiên Tân đang theo học tại Đại học Thanh Hoa tại Tân Trúc nói rằng, khi mua cơm ở cửa hàng ăn dù là trả tiền hay gọi đồ thì cũng nghe thấy những lời “cảm ơn” không ngớt, nhiều tới mức cậu bắt đầu thấy ngại ngùng, sau đó cậu cũng bắt đầu học cách nói lời cảm ơn với họ.

Đó chỉ là một vài trong vô vàn những lời bình luận tốt đẹp của du khách khi họ đặt chân đến quốc đảo xinh đẹp này. Mấy ai có thể hình dung một khái niệm Đài Loan chưa phát triển trong mắt nhiều người, một Đài Loan mà Trung Quốc luôn cố gắng làm lu mờ, hóa ra lại đẹp và khiêm nhường đến thế.

Chữ Hán giản thể mất đi nhiều nét, tựa như người hiện đại đánh mất nội hàm chân chính làm người

Cả thế giới từ lâu đã thừa nhận sự kì diệu của chữ Hán xưa, thâm ý sâu xa ẩn trong từng nét chữ Hán chính thể là điều mà cả nhân loại phải “ngả mũ thán phục”. Thế nhưng ở Trung Quốc, những ý nghĩa đó giờ đây đã biến dị theo cái gọi là “cuộc cách mạng văn hóa” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một người Trung Quốc đã từng chỉ ra những điềm báo tồi tệ ẩn trong chữ Hán được cải tổ.

Chữ “Nghĩa” chính thể gồm có bộ “Dương” (羊), nghĩa là con dê ở phía trên, biểu thị sự hy sinh. Phía dưới là chữ “Ngã” (我) gồm bộ “Thủ” (手 – tay) và chữ “Qua” (戈 – một loại vũ khí) nghĩa là tay nắm chặt vũ khí chiến đấu vì đạo đức và chính nghĩa. Trong khi đó, chữ “Nghĩa” giản thể chỉ là một nét gạch chéo và một dấu chấm vô nghĩa. Ảnh: NTDTV.

Chẳng hạn như chữ “Tiến” (進) chính thể gồm bộ Sước (辶): bước đi, và bộ Giai: tốt đẹp. Tiến bộ là bước đi hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nhưng chữ Tiến (进) giản thể lại gồm bộ Sước (辶) và bộ Tỉnh (井): cái giếng, tức là tiến bộ thay vì đi lên lại là nhảy xuống hố. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt do Mao Trạch Đông thực hiện làm chết 43 triệu người từ 1958 đến 1960.

So với chữ “Ái” chính thể (愛), chữ “Ái” giản thể (爱) mất chữ “Tâm” (心) – trái tim. Phải chăng mang hàm nghĩa  “ái vô tâm”, yêu mà không xuất phát từ trái tim? Ngày nay thử hỏi có mấy người còn giữ tấm chân tình son sắt, hay là chỉ quen chạy theo thời thế xô bồ.

Hay như chữ “Thân” chính thể (親) (người thân). Chữ “Thân” giản thể (亲), mất chữ “Kiến”. Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. Một năm chẳng biết cha mẹ, con cái, người thân được đoàn tụ bao nhiêu lần?

Chữ Hán mất đi nhiều nét, tựa như người hiện đại đánh mất nội hàm chân chính làm người. May mắn thay, nét chữ chính thể ấy vẫn được người Đài Loan lưu truyền qua từng thế hệ. Người Đài Loan sử dụng chữ Hán chính thể truyền thống như một văn tự chính thống của đất nước.

Quay ngược lịch sử về những năm 1950, bất chấp làn sóng phản đối rộng khắp đất nước, ĐCSTQ tận dụng mọi biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng chữ Hán giản thể, từ bỏ chữ Hán chính thể, tuyên bố rằng việc thực hiện đơn giản hóa chữ viết để giải quyết vấn đề tiếng Trung khó viết khó học, tạo thuận lợi xóa nạn mù chữ.

Sự thực không phải thế: Chữ Hán chính thể không hề khó học, ngược lại cấu trúc chặt chẽ, cân đối, các bộ đều có quan hệ mật thiết và lô-gic với nhau, vừa có nội hàm, vừa dễ nhớ. Chữ Hán giản thể kết cấu chông chênh, dễ vỡ, ko có lô-gic, học rất khó vào, còn bị chêm nhiều ý nghĩa xấu.

Cần lưu ý rằng khái niệm “phồn thể” và “giản thể” là không chính xác, hai khái niệm sai lầm này sinh ra dưới thời Đại Cách mạng Văn hóa, vì mục đích khiến người nghe tin rằng chữ Hán xưa phức tạp và chữ Hán do ĐCSTQ vẽ ra đơn giản. Nói đúng hơn, chỉ có chữ Hán xưa mới là “chính thể”.

Trong khi ĐCSTQ vu khống, đàn áp, bức hại Pháp Luân Đại Pháp – phương pháp tu luyện Phật gia theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, thì Đài Loan lại nồng nhiệt chào đón pháp môn này. Ảnh: Minh Huệ Net.

Sự thật chứng minh, người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và nhiều nơi trên thế giới vẫn sử dụng chữ Hán chính thể, nhưng tỷ lệ người mù chữ ít hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục, mọi người không cảm thấy học chữ Hán chính thể có khó khăn gì.

Việc cải cách chữ Hán đã chặt đứt mối liên kết cội nguồn văn hoá của con dân Trung Hoa với tổ tiên. Bởi lẽ văn tự, văn vật và tín ngưỡng đều là cái nôi nuôi dưỡng nội hàm, sức mạnh văn hoá tiềm ẩn. Người Trung Quốc không còn biết chữ Hán chính thể, không còn khả năng tìm lại hình dạng văn hóa truyền thống. Lịch sử xưa có bị sửa đổi cũng chẳng hề gì, vì đâu còn ai kiểm chứng.

***

Có thể nói, đất nước Đài Loan thịnh vượng, phát triển nhưng không kém phần thuần phác và lễ nghi là hình ảnh chân thực của con người Trung Hoa thấm đẫm văn hoá Thần truyền. Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều kính Thiên trọng Đạo, Trung Quốc được mệnh danh là “lễ nghi chi bang”, được các dân tộc khác nể trọng và kính ngưỡng. Soi vào đó, dễ thấy được những mất mát và hư hoại to lớn về đạo đức, nhân tâm và mọi mặt của đời sống xã hội mà người Trung Hoa ở Trung Quốc đại lục phải gánh chịu ngày hôm nay. 

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__