Có thêm một đứa trẻ trong nhà là thêm niềm vui. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi cha mẹ có em bé thứ hai, những đứa con đầu lòng thường khó thích ứng với sự thay đổi trong gia đình.

Đã có bài học đau lòng, cảnh tỉnh các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con đầu lòng khi sinh con thứ hai. Chắc hẳn mọi người không quên câu chuyện, một bé gái 8 tuổi ở Trung Quốc ném em trai 2 tháng tuổi từ tầng 8 xuống đất vì ghen tức, cảm thấy mẹ không còn quan tâm, yêu thương mình như trước.

Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần cho trẻ hiểu rằng chúng vẫn được yêu thương và không có cảm giác “bị ra rìa”. Bởi vì, những đứa con đầu lòng thường lo lắng cha mẹ sẽ bớt yêu thương chúng khi thấy cha mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc cho đứa em mới ra đời. Sự ganh tỵ này có thể được giảm nhẹ, khi cha mẹ giúp chúng hiểu rằng tình thương không có giới hạn. Chúng cần được bảo đảm cha mẹ vẫn thương yêu chúng như trước đây và ngang bằng với em bé mới sinh ra.

Ảnh minh hoạ trẻ rất dễ tủi thân khi mẹ có thêm em bé (nguồn: Mabio).

Tại sao trẻ có sự “nghi ngờ” về tình yêu của mẹ?

Một khái niệm cần hiểu rõ: Khi còn bé, não bộ của trẻ chưa phân biệt “số lượng 1 bé hay 2 bé là như thế nào?” và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho đến khi tất cả các bé được 18 tháng tuổi. Vậy nên nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ hai, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi.

Giúp trẻ hiểu về sự có mặt của em

Với bé dưới 18 tháng tuổi

Theo Khám Phá, việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của em là cần thiết trước khi em bé ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triển về nhận thức về sự tồn tại của 2, thay vì chỉ là 1. Hãy bắt đầu khi bé thứ hai có thể “đạp vào bụng bạn”. Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với em bé. Bé vẫn chưa hiểu em bé là như thế nào?

Cha mẹ có thể làm như thế này:

– Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có một em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không?”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của thai nhi vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Mabio).

– Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé một con búp bê hoặc một món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Thường xuyên nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện với con sẽ giúp bé hình thành tình yêu thương với em.

Với bé lớn hơn 18 tháng

Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này đã có thể nhận thức em bé thứ hai là em, vì vậy, bạn hãy nhấn mạnh hơn khái niệm “anh/chị và em”.

Vào ngày bé thứ 2 ra đời

Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ hai này.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Brightside).

Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi hai bé cùng chơi với nhau, nếu xảy ra  xung đột, bạn không nên trách mắng hay la bé thứ nhất hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là bạn nên tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng.

Sau đó, bạn hãy chọn một thời điểm nào đó dạy hai bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng – 48 tháng tuổi.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Mabio).

Nếu bé thứ hai dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Bạn không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi một lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ một chút nhé. Sau khi mẹ dỗ dành em xong sẽ quay lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ hai lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh/ chị em dần nhận thức trách nhiệm và và cách ứng xử.

Theo Th.S Nguyễn Thị Châu Hà những biểu hiện cho thấy trẻ sốc khi có em:

– Trở nên ít nói, trầm lặng.

– Buồn bã, dễ khóc, dễ tủi thân.

– Nghịch ngợm, hiếu động hơn hẳn, hay làm những trò quấy quả, đùa nghịch mong gây sự chú ý nơi bạn.

– Nóng nảy, dễ cáu gắt, sẵn sàng đánh người khác hoặc đập phá đồ chơi.

– Cãi lại bố mẹ (nhất là mẹ) từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.

– Phản ứng rất giận dữ khi có ai đấy nhắc đến em bé.

– Kể xấu về em với người khác khi được người khác hỏi thăm. Ví dụ như trẻ bảo em bé xấu hoắc, em bé hư, hay khóc, hôi rình…

– Giành đồ chơi, giành đồ ăn của em.

– Cố tình đập phá, làm hỏng những đồ vật bạn dành riêng cho bé sơ sinh.

– Mức độ cao nhất là trẻ bảo con ghét mẹ, con ghét em, hoặc cố tình đánh, làm đau em bé.

Cha mẹ, người thân trong gia đình không nên nói với trẻ những câu đùa gây nên sự ganh tị cho trẻ 

Không được đùa với trẻ bằng những câu như: “Có em là con… ra rìa rồi nhé!”. Bạn cũng cần dặn những người trong họ hàng thân thiết, tiếp xúc nhiều với trẻ không nói đùa những câu này.

Nếu có ai đó đùa với trẻ và trẻ mách lại với bạn hoặc bạn trực tiếp nghe (người khác nói đùa như thế trước mặt cả bạn và con), cần ôm trẻ, nhấn mạnh ngay: “Không có đâu con à! Cả hai đứa con đều là những gì yêu thương nhất của mẹ. Không bao giờ có chuyện mẹ thương em thì hết thương con!”. Cần nghiêm túc với việc này, vì những câu đùa như thế ảnh hưởng rất sâu trong tâm trí non nớt của trẻ, khiến trẻ đề phòng, nghi ngờ và không còn thương em nữa!

Video xem thêm: Thiếu tướng nguyên tổng biên tập báo quân đội nói gì về Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||c3c6c3388__