Người xưa đúc kết câu này “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là lời chỉ dẫn hiệu nghiệm cho cha mẹ trong giao tiếp với con ngày nay, đặc biệt khi con không chịu nghe lời.

Cha mẹ thời nay than vãn rằng “dạy trẻ khó quá, chẳng đứa nào giống đứa nào”. Quả thực như vậy, thế nên dù cho có bao nhiêu sách nghệ thuật dạy con đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn gặp những tình huống không biết xử lý ra sao. Thông thường đó là khi nói mãi con không chịu nghe lời, cuối cùng nhiều người dùng hạ sách “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” gây tổn thương cho con mà chính bản thân mình cũng không mong muốn. Thực ra, đôi khi chỉ cần một câu nói phù hợp là có thể cải thiện tình hình.

Bright side đưa ra một số gợi ý sau đây giúp cha mẹ nói sao để con chịu nghe lời:

Khi con không chịu ăn

Cuộc sống vốn gấp gáp, bận rộn, thế mà tụi nhỏ chẳng chịu tập trung vào bữa ăn. Nhiều khi chúng cứ mải chơi, kéo dài bữa ăn của mình. Có lúc cha mẹ rất vất vả nấu những món ngon với hy vọng con sẽ ăn vèo vèo, mà đổi lại con phụng phịu kén chọn, không chịu ăn hoặc bỏ thừa đồ ăn.

10 Phrases That Can Help Any Parent When Their Child Isn’t Listening

Cha mẹ xin hãy kiềm chế cảm xúc của bản thân, thay vì mắng con là không tốt thì hãy nói điều gì để tạo động lực cho con từ sai thành đúng, từ không tốt thành tốt. Vậy hãy thường xuyên khẳng định điều tích cực “con là một cô bé/cậu bé ăn khỏe. Bố/mẹ rất tự hào về con”.

Khi con không muốn dọn dẹp

Nếu nhắc mãi con không chịu thu dọn đồ chơi của mình, cha mẹ thường có xu hướng quát lên bảo con dọn đồ chơi ngay, bố/mẹ đã nhắc con bao nhiêu lần rồi. Thực ra lời nói mang tính tiêu cực như vậy chỉ khiến trẻ thêm căng thẳng, càng lúng túng không biết phải làm gì đồng thời khó chịu với cha mẹ.

10 Phrases That Can Help Any Parent When Their Child Isn’t Listening

Đổi lại, nên nói với con dịu dàng rằng “Con muốn tự thu dọn hay mẹ sẽ giúp con” thì con sẽ có cảm giác được tôn trọng và chủ động lựa chọn.

Khi con đủng đỉnh mà bố mẹ lại đang vội

Thường thì tình huống này làm cha mẹ đã “nóng” lại càng thêm nóng, chỉ muốn quát con hoặc lôi xềnh xệch “nó” đi cho nhanh.

10 Phrases That Can Help Any Parent When Their Child Isn’t Listening

Nhưng mà có chút bí kíp thì đảm bảo cha mẹ sẽ không còn phản ứng như vậy nữa. Có lẽ đưa ra cho con lựa chọn luôn là cách giao tiếp khôn ngoan bởi không chỉ cho cha mẹ thêm thời gian để bình tĩnh mà còn khiến đứa trẻ âm thầm làm theo. Vậy trong tình huống này nên nói với con “Con muốn đi ngay hay là sau 10 phút nữa?”.

Khi con muốn mua đồ chơi mà bố mẹ đang “kẹt” tiền

Trẻ con mà, lúc nào nhìn thấy đồ chơi cũng muốn mua trong khi chưa hiểu được cảm giác khó khăn về tài chính của cha mẹ.

10 Phrases That Can Help Any Parent When Their Child Isn’t Listening

Thế nên, dù có nói rằng con có nhiều đồ chơi rồi hoặc bố mẹ không có tiền thì đứa trẻ vẫn phụng phịu hoặc tiếp tục đòi nằng nặc. Cha mẹ nên nói với con rằng “Khi nào tới sinh nhật con, mẹ sẽ mua cho con nhé”.

Khi con đang làm một điều gì đó mà bố mẹ không mong muốn

Có thể người lớn đang nói chuyện mà trẻ con không ngừng gây ồn ào, hoặc tụi nhỏ “nghịch như giặc” không thể nào dừng lại được.

10 Phrases That Can Help Any Parent When Their Child Isn’t Listening

Đừng quát con nhé, bởi sẽ có cách làm tốt hơn dùng bạo lực. Trong tình huống này, cha mẹ hãy khéo léo lái con chuyển sự chú ý sang một thứ khác. Ví dụ yêu cầu con “Con đọc giúp mẹ cuốn sách này được không” hoặc “Con lấy giúp mẹ cốc nước nhé, mẹ khát quá”.

Nếu con nghe lời, cha mẹ cũng không nên chỉ mừng thầm mà quên mất sự cố gắng của con. Hãy chân thành nói với con “Cảm ơn con vì đã nghe lời. Con làm rất tốt!”.

Nếu ngay cả khi áp dụng những biện pháp trên mà con vẫn không chịu hợp tác thì việc trách mắng con cũng không đem lại lợi ích gì. Lúc này, cha mẹ có thể ngồi xuống bằng vai với con, ôm con vào lòng và nhủ thầm “Mẹ rất yêu con. Mẹ sẽ thích hơn nếu con làm…”

Có lẽ việc con nghe lời hay không nghe lời chỉ là khoảnh khắc nhất thời, con rồi vẫn sẽ lớn lên, có lẽ cuối cùng vẫn sẽ ổn. Nhưng chính trong quá trình trải qua những điều tưởng chừng nhỏ bé ấy, việc cha mẹ có gắn kết với con không, không khí gia đình có hòa thuận không, con có bị tổn thương không, con có được tự do chủ động lựa chọn hay không lại phụ thuộc vào sự hiểu biết tâm lý con trẻ, lời nói tinh tế và tâm thái vô cùng nhẫn nại của cha mẹ. Có thể làm được như vậy thì chính là “nước chảy đá mòn”.

Nguồn ảnh: Brightside.

Video xem thêm: Câu chuyện về những người đẹp lên tiếng về hai người bạn

videoinfo__video3.dkn.tv||12a2b4c8d__