Một đoạn clip dài hơn 5 phút bàn về vấn đề giáo dục trẻ hiện nay với tựa đề “The People vs The School System” của rapper nổi tiếng với nghệ danh Prince Ea được chia sẻ và lan truyền rộng khắp cộng đồng mạng.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Albert Einstein once said: “Everybody’s a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid.” Ladies and gentlemen of the jury, today on trial we have modern day schooling. Glad you could come! Not only does he make fish climb trees, but also makes them climb down, and do a 10 mile run. Tell me school: Are you proud of the things you’ve done?

Albert Einstein từng nói: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.” Thưa quý ông quý bà bồi thẩm đoàn, trên phiên tòa hôm nay là hệ thống giáo dục hiện đại, cảm ơn vì đã đến, không những họ bắt cá phải leo lên cây, mà còn bắt chúng leo xuống dốc, và bắt chúng phải chạy đua. Hãy trả lời tôi: Các người tự hào về điều đó ư?

Turning millions of people into robots, do you find that fun? Do you realize how many kids relate to that fish swimming up-stream in class never finding their gifts, thinking they are stupid, believing they’re useless? Well the time has come, no more excuses, I call school to the stand and excuse him of killing creativity, individuality and being intellectually abusive. He’s an ancient institution that has outlived his usage.

Biến hàng triệu con người thành robot, việc đó vui lắm sao? Các người có thấy bao nhiêu đứa trẻ giống con cá đó không? Phải bơi ngược dòng mà chẳng bao giờ nhận ra tài năng của mình, tự nghĩ rằng chúng thật ngu ngốc, và tin rằng chúng thật vô dụng? Giờ khắc đã điểm, không chần chừ nữa, tôi thách nền giáo dục bước lên thanh minh về tội danh giết chết sự sáng tạo, giết chết tính cá nhân, và xúc phạm trí tuệ. Đó là một thể chế cổ hủ đã sống dai hơn công dụng của nó. 

So your honor, this concludes my opening statement, and if I may present the evidence of my case, I will prove it. Proceed! Exhibit A: Here’s a modern-day phone, recognize it? Here’s a phone from 150 years ago. Big different, right? Stay with me! Here’s a car from today. And here’s a car from 150 years ago. Big different, right? Well, get this. Here’s classroom from today. And here’s a class we used 150 years ago.

Thư quý tòa, để kết lại cho phần mở đầu của tôi, nếu được đưa ra bằng chứng cho điều đó, tôi sẽ chứng minh được điều này. Cứ tiếp tục! Ví dụ A: Đây là điện thoại ngày nay, nhìn quen chứ? Đây là điện thoại hồi 150 năm trước. Hoàn toàn khác, nhỉ? Tiếp tục nào, đây là xe hơi ngày nay. Còn đây là xe hơi 150 năm trước. Hoàn toàn khác, nhỉ? Tiếp tục, đây là lớp học hiện nay. Và đây là lớp học của chúng ta 150 năm trước. 

Now ain’t that a shame. In literally more than a century, nothing has changed. Yet, you claim to prepare students for the future? But with evidence like that I must ask: Do you prepare students for the future or the past? I did a background check on you, and let the record show that you were made to train people to work in factories, which explains why you put students in straight rows nice and neat, tell them sit still, raise your hand if you want to speak, give them a short break to eat, and in 8 hours a day tell them what to think.

Chẳng khác gì mấy! Vậy là suốt hơn một thế kỷ, KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI !!! Các người nói là giúp bọn trẻ chuẩn bị cho tương lai? Nhưng với bằng chứng vừa rồi, tôi muốn hỏi: Các ông giúp bọn trẻ chuẩn bị cho tương lai hay là cho quá khứ? Tôi đã nghiên cứu về các người, và lịch sử cho thấy các người được tạo ra để đào tạo công nhân cho nhà máy, vì thế các người xếp học sinh gọn gàng vào khuôn, bắt chúng ngồi im và giơ tay khi muốn phát biểu, nghỉ trưa chỉ kịp ăn, và nhồi sọ 8 tiếng mỗi ngày.

Oh, and make them compete to get an A. A letter which determines product quality. Hence grade A of meat. I get it! Back then times were different, we all have a past. I myself am no Gandhi. But today, we don’t need to make robot-zombies. The world has progressed. And now we need people who think creatively, innovatively, critically, independently, with the ability to connect. See every scientist will tell you that no two brains are the same.

À, còn bắt chúng cạnh tranh để giành điểm A nữa. Một ký tự đánh giá chất lượng sản phẩm. Thịt loại A nhé! Hiểu rồi nhé! Hồi đó khác bây giờ, chúng ta đều có quá khứ. Bản thân tôi không phải Gandhi. Nhưng ngày nay, chúng ta không cần những con rối vô hồn. Thế giới đã tiến bộ! Giờ đây chúng ta cần những người có tư duy sáng tạo, đột phá, sáng suốt, độc lập, và có khả năng kết nối. Mọi nhà khoa học đều khẳng định mỗi bộ não đều khác nhau.

And every parents with two or more children would confirm that claim. So please explain why you treat students like cookie-cutter frames or snap-back hats, giving them this one-size-fit-all crap? Watch your language! Sorry, your honor! But if a doctor prescribe the exact same medicine to all of the patients, the result would be tragic, so many people would get sick. Yet when it come to school, this is exactly what happens: This educational malpractice.

Và bất kỳ nhà nào có 2 cháu trở lên đều hiểu rõ điều này. Vậy tại sao các người lại áp đặt lên chúng những cái khuôn bánh hay nón-một-cỡ, bằng mấy thứ bỏ đi “một-cỡ-cho-tất-cả”? Cẩn thận từ ngữ! Xin lỗi quý tòa! Nhưng nếu bác sĩ phát thuốc giống hệt nhau cho mọi bệnh nhân thì sẽ thật thảm kịch, rất nhiều người sẽ bệnh nặng. Nhưng khi nói về giáo dục, chuyện y hệt đang diễn ra: sai lầm trong giáo dục. 

When one teacher stands in front of twenty kids, each one is having different traits, different needs, different gifts, different dreams. And you teach the same thing the same way? That’s horrific! Ladies and gentlemen, the defendant should not be acquitted, this may be one of the worst criminal offences ever to be committed. And it let’s mention the way you treat your employees – Objection! Overruled! I want to hear this!

Khi giáo viên đứng trước 20 đứa trẻ, mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm, nhu cầu, tài năng, và ước mơ khác nhau. Nhưng các người dạy chúng giống hệt nhau? Thật thảm họa! Thưa quý ông quý bà, bị cáo này không đáng được dung thứ, có lẽ đây là một trong những tội ác tày đình nhất từng xảy ra. Và hãy nói về cách các người đối đãi với nhân viên – Phản đối! Vô hiệu! Tôi muốn nghe tiếp!

It’s a shame. I mean teachers have the most important job on the planet, yet they’re underpaid. No wonder so many students are short-changed. Let’s be honest, teachers should earn just as much as doctors. Because a doctor can do heart surgery and save the life of a kid, but a great teacher can reach the heart of that kid and allow him to truly live. See teachers are heroes that often get blamed, but they’re not the problem.

Thật xấu hổ! Nghề giáo viên là nghề quan trọng nhất trên đời, nhưng lương lại quá thấp. Không ngạc nhiên khi có quá nhiều trẻ bị đối xử bất công. Thành thật mà nói, lẽ ra giáo viên nên có lương bằng với bác sĩ. Vì bác sĩ có thể phẫu thuật tim để cứu mạng một đứa trẻ. Nhưng một giáo viên giỏi có thể chạm tới trái tim đó và giúp đứa trẻ sống thực sự. Giáo viên là những người hùng thường bị vu oan. Nhưng đó không phải là vấn đề.

They work in a system without many options or rights. Curriculums are created by policy makers. Most of which have never taught a day in their life. Just obsessed with standardized tests, they think bubbling in a multiple-choice question will determine success. That’s outlandish! In fact, these tests are too crude to be used and should be abandoned. But don’t take my word for it. Take Frederick J. Kelly, the man who invested standardized testing, who said and I quote: “These tests are too crude to be used, and should be abandoned.”

Họ làm việc trong một hệ thống quá bó buộc và thiếu quyền tự do. Chương trình giảng dạy được tạo ra bởi những người mà bản thân họ chưa học những điều đó một ngày nào trong đời. Họ bị ám ảnh bởi những bài kiểm tra chuẩn. Họ cho rằng những câu hỏi trắc nghiệm có thể định nghĩa thành công. Thật là kỳ quặc! Thực tế là “những bài kiểm tra này quá thô thiển và lẽ ra nên bỏ đi.” Nhưng đó không phải lời của tôi. Đó là lời của Frederick J. Kelly, người đã phát minh ra bài kiểm tra chuẩn. Ông nói và tôi trích dẫn lại: “Những bài kiểm tra này không còn hữu dụng mà nên bỏ đi”.

Ladies and gentlemen of the jury, if we continue down this road the results will be lethal, I don’t have much faith in school, but I do have faith in people. And if we can customize healthcare, cars, and facebook pages, then it is our duty to do the same for education, to upgrade it, change it, do away with school spirit because that’s useless. Unless we’re working to bring the spirit out of each and every student.

Kính thưa quý ông bà bồi thẩm đoàn, nếu cứ tiếp tục thế này, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, tôi không tin hệ thống giáo dục, nhưng tôi tin vào con người. Và nếu chúng ta có thể sửa đổi y tế, xe hơi, hay tài khoản facebook, thì nghĩa vụ của chúng ta là cũng phải sửa đổi nền giáo dục để nâng cấp nó, thay đổi nó, bỏ tư tưởng cổ hủ đi vì nó quá vô dụng. Hãy thay nó bằng một tư tưởng mới hướng tới từng em học sinh một. 

That should be our task. No more common core, instead let’s reach the core of every heart in every class. Sure, math is important, but no more than art or dance. Let’s give every gift an equal share. I know this sounds like a dream. But countries like Finland are doing impressive things. They have shorter school days, teachers make a decent wage. Homework is non-existent. And they focus on collaboration instead of competition.

Đó là nhiệm vụ của chúng ta. Thay vì một giá trị chung hãy chạm tới giá trị của từng trái tim trong từng lớp học. Tất nhiên, môn toán cũng quan trọng, nhưng không hơn nghệ thuật hay khiêu vũ. Hãy công bằng với mọi loại tài năng. Nghe giống như giấc mơ hoang đường, nhưng các nước như Phần Lan đang làm được những điều đó. Thời gian lên lớp ít hơn, thu nhập giáo viên nhiều hơn, không có bài tập về nhà, tập trung vào sự hợp tác chứ không phải sự đua tranh.

But here’s the kicker, boys and girls. Their educational system out-performs every other country in the world. Other places like Singapore are succeeding rapidly, schools like Montessori, programs like Khan Academy,… There is no single solution. But let’s get moving. Because while students may be 20% of our population, they are 100% of our future! So let’s attend to their dreams. And there’s no telling what we can achieve.

Nhưng đây mới là điều quan trọng nhất: Hệ thống giáo dục của họ tiên tiến hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Nhưng nơi khác, như là Singapore, đang thành công vang dội. Những trường học như Montessori, những chương trình như Khan Academy… Không có một giải pháp cho mọi vấn đề. Nhưng hãy tiếp tục. Vì dù học sinh chỉ chiếm 20% dân số nhưng chúng là 100% tương lai của chúng ta. Hãy trân trọng ước mơ của chúng! Không ai nói trước được ta có thể đạt được điều gì.

This is a world in which I believe – a world where fish are no longer forced to climb trees. I rest my case.

Đây là thế giới tôi đặt niềm tin, một thế giới nơi mà cá không còn bị ép buộc phải leo cây. Tôi tin như vậy!

Thiện Nhân