Con trai à, cuộc sống của con có thể bắt đầu bằng tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ. Nhưng ai rồi cũng phải lớn, phải trưởng thành và phải học cách tự lập. Con cũng không phải là ngoại lệ, con sẽ bước ra đời cảm nhận niềm vui hoặc cũng có thể là đương đầu với những thách thức và sóng gió. Vì không thể mãi bên con, vậy nên có những câu chuyện mà cha mong con ghi nhớ…

Trách nhiệm

Một ngày nọ, đứa con trai hai tuổi của tôi va vào một cái bàn và bị va đập mạnh trên đầu. Nó đã khóc to trong một thời gian dài. Tôi bước ra khỏi phòng và bước đến bàn, lớn tiếng hỏi: “Này! Bàn, ai làm tổn thương bạn, và khiến bạn khóc nhiều như vậy? ”

Con trai tôi ngừng khóc, và nhìn tôi qua nước mắt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi: “Ai đã làm điều đó với bạn vậy?”

Con trai tôi nhìn tôi: “Ồ, cha ơi, đó là con”. Tôi nói: “Con đã xin lỗi cái bàn chưa?” Con trai tôi nói: “Mình xin lỗi,” và cúi đầu chào cái bàn.

Kể từ đó, cậu bé đã học được bài học trách nhiệm.

Dù đã làm chuyện gì hãy nhớ trách nhiệm của mình ở trong đó. (Ảnh: Facebook)

Đừng trút giận lên người khác

Một ngày nọ, đứa con trai 3 tuổi của tôi khóc nhưng không có bất kỳ một lý do nào cho hành động đó cả. Tôi đến và hỏi:

– Con có cảm thấy khó chịu không?

– Không ạ!, con trai tôi đáp

– Vậy tại sao con lại khóc? Chà, cha không cảm thấy phiền khi con khóc. Nhưng cha sẽ tìm một nơi khác thích hợp để con khóc, tránh làm phiền mọi người xung quanh. Khi con cảm thấy mình đã khóc đủ, hãy báo để cha mẹ biết và con có thể đi ra ngoài.

Tôi để con trai mình trong phòng tắm. Hai phút sau, con trai tôi gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi ạ”, và cậu bé được phép ra ngoài.

Bây giờ, con trai đã 18 tuổi và cậu bé chưa bao giờ dùng cảm xúc của mình để thao túng người khác.

Suy nghĩ kỹ trước khi hành động

Trước khi quyết định làm gì hãy suy nghĩ điều mình là đúng hay sai nhé con. (Ảnh: DavidWofle)

Khi đi ngang một cây cầu, thấy dòng nước trong vắt, cậu con trai 5 tuổi của tôi nói rằng: “Nước đẹp quá! Con muốn nhảy xuống sông và bơi”.

Tôi ngạc nhiên một hồi, nhưng sau đó vẫn nói; “Nào! Chúng ta sẽ nhảy xuống nước cùng nhau, nhưng trước tiên hãy cùng về nhà và thay đồ”.

Về đến nhà, sau khi thay đồ, con trai tôi nhìn thấy một chiếc chảo nước. Tôi hỏi:

– Con trai, khi con bơi, con phải đặt khuôn mặt trong nước. Con cần thực hành một chút xem mình có thể ngâm mặt trong nước được bao lâu, con trai tôi gật đầu đồng ý và đồng ý.

Chỉ sau 10 giây, cậu bé ngoi lên vì cảm thấy ngột ngà và không thoải mái.

– Nghe này, nếu con muốn nhảy xuống sông, con sẽ cảm thấy tồi tệ hơn.

– Cha ơi, mình sẽ không nhảy xuống sông nữa nhé! Con trai tôi đề nghị.

– Được rồi, chúng ta sẽ không làm thế, tôi nói.

Kể từ đó, con trai tôi đã học được cách tôn trọng và suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

(Ảnh phim: Cha cõng con)

Ức chế cám dỗ

Khi con trai lên 6 tuổi, sau giờ tan trường, tôi đến đón cậu bé và chúng tôi cùng đi qua cửa hàng McDonalds.

– Cha ơi, McDonalds, con trai tôi gọi với.

– À, McDonalds! Con muốn ăn gì đó phải không?

– Vâng ạ! Con trai tôi gật đầu!

– Con trai à, thật dễ dàng khi chúng ta chỉ cần ra ngoài và mua cái khiến chúng ta thích thú. Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó vì họ là người bình thường. Nhưng nếu con có thể kiểm soát được những cám dỗ xung quanh mình, con mới thật sự trở thành một anh hùng. Nói cha nghe, con muốn trở thành một anh hùng hay chỉ là một người bình thường?

– Một anh hùng ạ! Con trai tôi đáp.

– “Con chắc chắn về quyết định của mình chứ con trai?”, tôi hỏi.

– Vâng, cha ơi! Con thật sự muốn trở thành một anh hùng ạ!

– Được rồi, anh hùng của cha, chúng ta cùng về nhà nào!

Kể từ đó, con trai của tôi đã bắt đầu biết học cách kiềm chế những cám dỗ và mong muốn không cần thiết xung quanh mình.

Cha sẽ không thể dắt tay con đi mãi. (Ảnh: Pinterest)

Tuệ Minh