Chúng ta đang sống trong một thế giới có vô vàn chuyện về các tỷ phú tự thân. Họ đạt được những thành công đáng kinh ngạc dù chỉ bắt đầu từ con số không, như Elon Musk, Larry Page, Mark Zuckerberg, Oprah Winfrey… Và sâu thẳm trong trái tim mỗi chúng ta, ai là người không hy vọng con của mình sẽ trở thành một trong những người như thế! Vấn đề là “làm cách nào?”.

Mặc dù không có câu trả lời hoàn hảo cho tất cả nhưng sau khi tìm kiếm rất nhiều trên Internet, Bright Side đã tổng hợp một số giải pháp hữu hiệu để mỗi cha mẹ có thể bắt đầu áp dụng ngay hôm nay giúp con thành công mai sau.

Nếu như 6 lời khuyên đầu tiên giúp trẻ hiểu về chi tiêu, tiết kiệm, kinh tế, tài chính thì 4 lời khuyên sau đây không hề liên quan trực tiếp đến tiền bạc. Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên, vì sao cùng con nấu ăn hoặc đôi khi cho con được nghỉ học lại có thể giúp chúng kiếm nhiều tiền trong tương lai. Thật ra, đó là bởi vì qua các hoạt động này bạn đang âm thầm giúp con rèn luyện những phẩm chất của người thành công.

7. Cùng trẻ nướng bánh mỗi tuần

Chúng ta biết rằng không có gì mang lại cho trẻ nhiều kỹ năng như việc tập nấu ăn trong bếp cùng với mẹ hoặc bố.

Trải nghiệm sẽ tạo ra kinh nghiệm và kỹ năng cho trẻ (ảnh: pixabay).

Điều này có thể giúp trẻ phát triển những tính cách tốt như:

– Độc lập và tự tin.

– Có ý chí hoàn thành các công việc cần làm, thấy được thành quả khi nỗ lực làm việc cũng như tận hưởng nó!

– Biết chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm trong công việc.

8. Mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường học tập độc đáo dựa trên sở thích cá nhân, mùi vị và âm thanh mà chúng yêu thích

“Môi trường tạo động lực”, hay gọi đơn giản là “môi trường” là một khái niệm được đưa ra lần đầu vào năm 1951 bởi nhà tâm lý học Kurt Lewin.

Ông đã nghiên cứu cách các tác nhân xung quanh ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống tương lai của một đứa trẻ. Những người làm thị trường thường dùng thuật ngữ này, nhưng chính những nhà giáo dục và nhà tâm lý học đã chứng minh lợi ích của việc tạo ra một môi trường học tập có những yếu tố thúc đẩy đặc biệt.

Nhà tâm lý học Liubov Sgonnik hướng dẫn các bậc cha mẹ tìm hiểu những gì con họ ưa thích và đưa vào trong suốt quá trình học của trẻ. Ví dụ, trẻ em có thể ăn trái cây yêu thích khi chúng gặp các vấn đề phức tạp trong bài tập toán về nhà.

9. Đôi khi nên cho trẻ được nghỉ học

Những người thành công không chỉ là những người học xuất sắc với điểm số tốt nhất mà họ còn là những người có tư duy linh hoạt, biết học hỏi những điều mới, nhìn thấy được thời cơ và nhận ra khi nào cần bỏ qua quy tắc.

Đôi khi, thay vì đến trường, bạn nên cho trẻ một ngày tự do, cho trẻ vận động và làm một điều gì đó khác biệt như đi bộ đường dài hay ghé thăm một viện bảo tàng.

Một ngày khác mọi ngày (ảnh: pixabay).

Một buổi nghỉ học có thể rất hữu ích cho trẻ vì những lý do sau đây:

Điều này cần thiết cho sức khỏe tâm lý của trẻ: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ về kinh nghiệm này trong hoạt động của họ. Đối với trẻ em, điều này cũng quan trọng không kém gì. Thỉnh thoảng, chúng cần được nghỉ ngơi.

Giữ cho trẻ thể lực khỏe mạnh: Bằng cách này, bạn có thể hạn chế việc trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi phải nghỉ học vì chúng bị ốm. Trẻ nên được nghỉ ngơi một vài ngày mà không cần cảm thấy tội lỗi.

Giúp trẻ có thêm động lực: Theo các nhà khoa học Edward L. Deci và Richard M. Ryan, ở trường, trẻ em sẽ tìm thấy sự cạnh tranh và cơ hội để học hỏi các thầy cô, bạn bè. Trong khi cạnh tranh trên lớp học, trẻ xuất hiện suy nghĩ “tôi có thể”, cùng với sự chủ động và độc lập. Tuy nhiên, những ý nghĩ này sẽ thực sự trở nên mạnh mẽ hơn khi trẻ có được thời gian nghỉ ngơi.

Điều này còn thể hiện tình yêu của bạn dành cho trẻ: Như giáo sư và nhà văn Dima Zicer thường nhấn mạnh rằng đằng sau tất cả những điều đáng trân trọng mà cha mẹ cố gắng mang lại cho con cái, họ dường như quên mất một điều quan trọng – đó là tình yêu. Khi cha mẹ muốn bỏ qua một ngày học ở trường của con, đó chính là vì họ yêu thương con của mình. Đồng thời khi đứa trẻ biết rằng cha mẹ luôn đứng về phía chúng thì chúng sẽ có thể đối mặt với bất kỳ vấn đề gì.

Giúp trẻ biết cân nhắc điều gì được ưu tiên hơn: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ bỏ lỡ buổi học bóng đá hoặc một kỳ thi toán? Chúng sẽ buộc phải tìm ra cách để tự giải quyết. Trẻ sẽ hiểu rằng mọi sự tự do đều đi kèm với trách nhiệm.

Dạy trẻ biết chấp nhận rủi ro: Sẵn sàng thực hiện một bước đi táo bạo là quyết định tất yếu của mọi triệu phú. Một ví dụ rõ nét cho điều này là Howard Schultz. Anh ấy không lo sợ mở một chuỗi cửa hàng cà phê mặc dù điều này đi ngược lại mong muốn của ông chủ Starbucks. Schulz đã đặt cược vào điều này và bắt tay vào kinh doanh từ những cửa hàng đầu tiên. Sau đó, Starbucks đã nhận ra và hợp tác với anh để trở thành một trong những chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới hiện nay.

10. Đôi khi bạn cần cho phép bản thân trở thành một phụ huynh lười biếng

Khoảnh khắc bạn không làm bữa sáng hoặc kiểm tra bài tập về nhà của con như thường lệ, bạn có thể cảm thấy trống trải và muốn làm một việc gì đó.

Thay vào đó, bạn hãy thư giãn. Hãy để con bạn làm việc. Điều này sẽ mở ra những cơ hội mới để chúng trở nên tự lập và chủ động.

Trẻ càng lớn càng có thể làm những việc phức tạp hơn. Chẳng hạn, bất kỳ đứa trẻ nào từ 6 đến 7 tuổi cũng có khả năng cho mèo ăn, làm sạch giày của chúng (và của bạn nữa), giặt quần áo và làm sạch máy rửa chén. Đó là thực tế mà không phải cha mẹ nào cũng biết hoặc tin chúng có thể làm được.

Tóm lại, cha mẹ hãy để cho trẻ làm một số việc vặt vì sự tự lập là một trong những thành phần thiết yếu của thành công – đặc biệt là trong vấn đề tài chính.

Theo Bright Side

Vi Nhiên biên dịch

Video: “Đi đến tận cùng dân tộc, ta sẽ gặp được nhân loại!”

videoinfo__video3.dkn.tv||8881f3c7c__