Mỗi người chúng ta đều có cả một quãng đường đời dài phải đi, lời nói của cha mẹ sẽ là ánh đèn soi sáng đường các con bước. Những lời nói ấy có thể là ánh nắng ấm áp mùa hạ, nhưng cũng có thể là cơn gió lạnh mùa đông… 

Dưới đây là 10 cụm từ mà các bậc cha mẹ cần tránh khi giao tiếp với con cái. 

1. Tránh: Mẹ tự hào về con!

Hãy nói: Chắc con rất tự hào về bản thân mình.

Cụm từ đầu tiên có vẻ vô tội, nhưng không nên nói. Khi cha mẹ khen ngợi trẻ vì những điều nhỏ nhặt như ăn hết cơm cho đến vẽ một bức tranh thì lời khen trở nên vô nghĩa. Thay vào đó hãy cố gắng khuyến khích con bạn tự phê bình hoặc tự hào về thành quả của chúng.

2. Khi con làm việc sai trái.

Tránh: Hãy đợi cho đến khi bố (mẹ) về nhà!

Hãy nói: Nếu con làm điều đó 1 lần nữa, bố (mẹ) sẽ không vui.

Khi bạn nói cụm từ đầu tiên có thể trẻ sẽ quên khi cha mẹ trở về nhà và giảm uy quyền của bạn trong mắt con cái. Phụ huynh nên cố gắng giải quyết vấn đề ngay lập tức bằng cách giải thích cho con vì sao hành động này không phù hợp. 

3. Tránh: Ngày hôm nay con ổn không?

Hãy nói: Việc tốt nhất trong ngày của con là gì?

Với câu “Ngày hôm nay con ổn không?” Trẻ có thể trả lời “tốt ạ” hoặc “không tốt ạ!” và cuộc trò chuyện sẽ kết thúc. Nhưng nếu bạn hỏi bằng những câu hỏi mở sẽ kích thích được câu trả lời chi tiết hơn từ các con.

4. Tránh: Con sẽ không được ăn kẹo nếu chưa ăn xong cơm.

Với câu nói này, bạn vô tình đã kích thích trẻ thèm ăn kẹo và làm giảm sự hấp dẫn của món chính.

Hãy thử thay đổi thứ tự thực đơn một chút để khuyến khích trẻ lưu tâm vào món chính.

Hãy nói: Trước tiên chúng ta sẽ ăn cơm, rồi mới đến kẹo.

5. Tránh: Hãy để mẹ yên!

Nếu bạn không quan tâm đến trẻ nhỏ trong cuộc sống thường ngày, chúng sẽ nghĩ rằng bạn luôn bận rộn và không được phép làm phiền bạn vì bất cứ vấn đề gì. Khi không nhận được đầy đủ sự quan tâm thời thơ ấu, trẻ sẽ ít chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ cùng cha mẹ khi lớn lên.

Nếu bạn không thể quan tâm con ngay lập tức, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng chờ bạn hoàn thành những việc mình đang làm.

Hãy nói: Đợi mẹ một chút!

6. Tránh: Con làm bố mẹ mất mặt! 

Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu được xấu hổ hay mất mặt là gì. Cụm từ này có thể không giúp ích gì cho đứa trẻ hiểu về hành vi sai trái của chúng. 

Hãy cố gắng giải thích cho con biết hành động đó là sai trái và dạy chúng cách không tái phạm sai lầm trong tương lai.

Hãy nói: Con khiến mẹ buồn vì… 

7. Tránh: Con đừng khóc nữa.

Khóc là chuyện bình thường xảy ra ở trẻ, ngay cả lý do con bạn khóc cũng không quan trọng. Nhưng với cách nói “Con đừng khóc nữa” sẽ khiến trẻ cảm thấy bố mẹ không quan tâm đến cảm xúc của con.

Thay vào đó, bạn hãy cố gắng thể hiện sự quan tâm và muốn giúp đỡ.

Hãy nói: Con có đau không hoặc chuyện gì đã xảy ra.

8. Tránh: Có gì đâu mà phải sợ.

Câu nói này không thể giúp trẻ giảm đi cảm giác sợ hãi mà nó thể hiện bạn đang đánh giá thấp cảm xúc của con.

Hãy chia sẻ cảm xúc cùng con và cho chúng thấy bạn luôn ở bên cạnh chúng.

Hãy nói: Đừng lo lắng, bố (mẹ) đang ở đây rồi.

9. Tránh: Bố (mẹ) đã nói rồi mà. 

Con nhỏ thường mau quên những thứ bạn đã từng dặn dò. Khi chúng phạm sai lầm, bạn không nên nói “Bố (mẹ) đã nói rồi”. Hãy đưa ra hướng dẫn đơn giản và giải thích ngắn gọn về lý do con không được phép làm.

Hãy nói: Vì đây là lúc con phải…

10. Tránh: Lúc bằng tuổi con bố mẹ có thể… 

Môi trường sống, sự giáo dục của mỗi gia đình là khác nhau và khi bạn so sánh con cái với bản thân khi còn nhỏ (và kể cả với những đứa trẻ khác) thì đó không phải là ý tưởng hay.

Thay vào đó, hãy cởi mở, khuyến khích con ở những mặt mà con có thể làm tốt. 

Hãy nói: Để bố (mẹ) hướng dẫn con cách làm.

(Theo Bright Side)