Sữa là thực phẩm phổ biến với tất cả mọi người. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp khi uống sữa lại gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, co thắt bụng, buồn nôn, thậm chí là khó thở…

Nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy khi uống sữa

– Cơ thể dị ứng với Gluten: Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch. Hầu hết cơ thể con người có khả năng hấp thụ được Gluten. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho những người mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten), dị ứng với Gluten, dị ứng lúa mì… (chiếm khoảng 3% dân số).

Gluten sẽ gây tổn thương thành ruột, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, giảm cân…

– Cơ thể không dung nạp Lactose: Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, chúng được hấp thụ vào máu để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể. Trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng Lactose là do cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa làm lượng Lactose nhiều nhất.

– Cơ thể dị ứng sữa: Trường hợp dị ứng sữa thường có nguồn gốc từ di truyền, tùy vào cơ chế sinh học của mỗi người hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện…. Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng sữa, thường thấy ở các loại sữa động vật như bò, dê, cừu…

Ngoài ra, bạn không thể bỏ qua những nguyên nhân như:

  • Sữa hết hạn sử dụng.
  • Uống phải sữa kém chất lượng.
  • Bảo quản không đúng cách (để sữa ở nhiệt độ thường quá lâu sau khi mở bao bì, để nơi nắng gắt trực tiếp…)
  • Uống sữa khi đói. Khi bụng đói, axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Tự nấu sữa thực vật tại nhà như thế nào?

Sữa bắp (ngô)

Sữa bắp (ngô) tốt cho người bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết. Mỗi trái bắp (ngô) chứa 23% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Người ra,  bắp (ngô) vàng chứa nhiều vitamin A (beta carotene) có lợi cho mắt, có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein & zeaxanthin, chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực.

Sữa bắp (ngô) đặc biệt tốt cho thai phụ, người thiếu máu: Axit folic trong bắp (ngô) giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh thai nhi, tốt cả cho người thiếu máu.

Cách làm sữa bắp (ngô) tại nhà:

  • Bước 1: Tách lấy 500g hạt, giữ lại cùi, râu bắp và vỏ lụa non, cột gọn thành chùm.
  • Bước 2: Cho cùi bắp, râu bắp, vỏ lụa non nấu với 1 lít nước. Đun sôi liu riu 30 phút. Lọc lấy nước luộc, bỏ xác.
  • Bước 3: Cho hạt bắp vào máy xay cùng với nước luộc.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp bắp xay qua vải. Đổ hỗn hợp sữa vào nồi, đun cho hỗn hợp nóng bốc khói và hơi sệt lại.
  • Bước 5: Nếm sữa bắp 20g đường, 200g sữa đặc và 200ml sữa tươi. Khuấy đều là hoàn thành.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường. Hợp chất isoflavones, genistein, daizein, glycitein trong đậu nành giúp khống chế và ổn định cholesterol trong máu. 25g đạm đậu nành trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường.

Mặc dù đậu nành không có nhiều canxi nhưng lại có nhiều isoflavones – chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương và gia tăng khả năng hấp thụ canxi.

Ngoài ra, đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa ung thư. Genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư. Isoflavones trong đậu nành giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.

Cách làm sữa đậu nành tại nhà:

  • Bước 1: Rửa sạch đậu nành qua 2-3 lần nước. Ngâm trong nước từ 12-14 tiếng. Sau khi ngâm rửa sạch lại và để ráo.
  • Bước 2: Xay đậu bằng máy xay sinh tố cho nhuyễn, lọc bỏ bã đậu. Lọc nước đậu thêm 1 lần nữa trước kho cho vào nồi nấu.
  • Bước 3: Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó cho vào nồi nấu cùng sữa đậu nành.
  • Bước 4: Sau 30 phút với lửa nhỏ, cho thêm 1 muỗng canh sữa đặc, 1-2 muỗng canh đường trắng. Tiếp tục nấu trong 30 phút nữa rồi tắt bếp.

Sữa đậu phộng (lạc)

Sữa đậu phộng giúp ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da và rất tốt cho hệ thần kinh. Polyphenol trong đậu phộng chống lão hóa rất tốt trên nhiều vùng, bộ phận của cơ thể, giúp làm da mịn màng, giảm nếp nhăn, nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt, hạn chế rụng.

Đậu phộng giúp ngăn ngừa sỏi mật. Ăn đậu phộng có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Cellulose trong đậu phộng giúp cho mật bài tiết tốt, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi mật.

Đặc biệt, đậu phộng có thể giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ và rất tốt cho việc phát triển ống thần kinh ở trẻ.

Cách nấu sữa đậu phộng tại nhà:

  • Bước 1: Rang 250g đậu cho chuyển vàng, nghe mùi thơm.
  • Bước 2: Tách bỏ vỏ đậu thật sạch, đem xay đậu phộng cho nhuyễn.
  • Bước 3: Nấu 500ml nước với 200ml sữa tươi, 50ml sữa đặc, 70g đường nâu và đậu phộng vừa xay, bạn khuấy đều ở lửa nhỏ cho sữa hòa quyện khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cuối cùng rây sữa lại cho mịn và thưởng thức.

Sữa gạo lứt

Mỗi hạt gạo lứt có chứa một lượng tinh dầu nhất định có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ngoài ra trong gạo lứt có nhiều mangan, giúp duy trì hệ thần kinh minh mẫn. Chất xơ trong gạo lứt làm hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu, là một thực phẩm rất tốt cho kế hoạch giảm cân của bạn.

Cách nấu sữa gạo lứt tại nhà:

  • Bước 1: 300g gạo lứt vo 2 lần với nước sạch rồi để ráo nước. Cho gạo lứt vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi bắt đầu nghe mùi thơm.
  • Bước 2: Nấu 2 lít nước lọc, cho gạo lứt vừa rang vào nồi cùng với 50g hạnh nhân, 200g đường nâu, 1 muỗng cà phê muối hột và 1/3 muỗng cà phê bột quế. Đậy nắp nấu lửa nhỏ 1 tiếng cho gạo lứt chín mềm.
  • Bước 3: Khi gạo lứt đã chín, bạn tắt bếp để nguội bớt. Chia ra từng phần nhỏ cho vào xay mịn với 500ml nước lọc.
  • Bước 4: Tiếp theo đổ gạo lứt đã xay vào túi vải mùng, dùng tay vắt khô lọc lấy nước gạo. Lọc vắt lần lượt cho đến hết.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn thêm 500ml sữa tương không đường vào nồi rồi đem đi nấu đến khi sữa bốc khói thì tắt bếp.

Sữa từ các loại hạt không những có hương vị thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy lựa chọn loại sữa phù hợp nhất cho bạn và gia đình nhé! Bếp ĐKN chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh và vui vẻ!

Hạ An (tổng hợp)

(Ảnh: Cooky/ Cookpad)

Video xem thêm: 10 mẹo bảo quản thức phẩm hữu ích

videoinfo__video3.dkn.tv||5d5c9abac__