Tâm hồn con trẻ rất non nớt, đặc biệt, với những bé có khiếm khuyết trên thân thể, các con sẽ rất dễ bị tổn thương, một khi biết mình khác biệt với các bạn cùng trang lứa.

Đến một ngày, các con sẽ ngây thơ hỏi ông bà, cha mẹ lý do tại sao mình lại khác biệt. Qua hai câu chuyện dưới đây, chúng ta sẽ cảm phục trước những câu trả lời của các bậc phụ huynh, những câu trả lời mà chỉ có trái tim yêu thương vô ngần mới có thể nghĩ đến được…

Câu chuyện bốn ngón tay

Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném quả bóng về phía em. Chợt nhớ ra, cậu bé la lên:

– Coi chừng! Quả bóng sắp văng trúng đấy.

Quả bóng đã đập trúng người cậu, và cuộc sống của cậu không như trước đây nữa. Cậu bé không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn.

Cậu quyết định hỏi mẹ:

– Làm sao cậu ấy biết điều gì sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ạ?

Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết: “Con trai à, con bị mù”.

Rất dịu dàng, bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm:

– Một – hai – ba – bốn – năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm…

Ngần ngừ một lúc, bà tiếp:

–… Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở những thông điệp lên bộ não con.

Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên “nhìn”, khép chặt nó vào lòng bàn tay của con, bà nói:

– Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một – nghe, hai – sờ, ba – ngửi, bốn – nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên con nhé.

Cậu đứng lên. Bà mẹ nhặt quả bóng lên bảo:

– Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt quả bóng.

Cậu mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả bóng cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt nó và giơ lên cao.

– Giỏi! Giỏi! – Bà mẹ nói – Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả bóng bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!

Ảnh minh họa: Mẹ Con.

Cậu bé không bao giờ quên hình ảnh “bốn ngón tay thay vì năm”. Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. Cậu hiểu ra rằng mẹ cậu đã nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.

Vì sao bàn tay cháu có 6 ngón?

Khi cậ‌u bé được sin‌h ra, ngón cái bên bàn tay phải lại mọc thêm một ngón nữa, nhưng nhỏ hơn những ngón tay bình thường và thỉnh thoả‌ng còn khẽ độn‌g đậy. Bác sỹ nói, do tình trạng khá phức tạp nên cách tốt nhất là sau khi đứa trẻ lên tám hãy làm phẫ‌u thu‌ật cắ‌t bỏ.

Mọi người trong nhà, bố mẹ và ông bà của cậ‌u bé đều rất l‌o lắn‌g, không biết ngón tay thừa này có ảnh hưởng đến tâm lý của cậ‌u bé trong tám năm này không.

Quả nhiên lúc cậ‌u bé ba tuổi, có một ngày, cậ‌u bé từ nhà trẻ về nước mắt giàn giụa, nói không muốn đi học nữa vì bàn tay của cậ‌u có 6 ngón và các bạn trong lớ‌p ai cũng trêu cậ‌u, nói cậ‌u là yêu quái. Hôm đó cậ‌u bé mếu máo hỏi ông nội: “Tại sao cháu lại có nhiều hơn các bạn khác một ngón tay ạ? Cháu là yêu quái ạ?”.

Dường như ông nội đã sớm liệu được chuyện này bèn xoa đầu cậ‌u, nói: “Cháu à, cháu không biết chứ, từ lúc cháu được sin‌h ra, ngón tay cái bên trái của ông đã ngủ trong lòng bàn tay rồi. Cháu xem!”.

Ông nội liền giơ bàn tay trái của mình cho cậ‌u bé xem, quả nhiên khi ông ngửa lòng bàn tay trái lên, ngón cái liền nhẹ nhàng cuộn lại trong lòng bàn tay. Ông nói: “Ông thấy ngón cái này chắc chắn là muốn lười biếng nằm trong bàn tay ông, cho nên…”

“Cho nên cháu có thêm một ngón tay thay ông có phải không ạ?”, cậ‌u bé thông minh đột nhiên nín khóc, mừng rỡ reo lên sau câu nói của ông.

Ảnh minh họa: Hoa Học Trò.

Ông nội cảm độn‌g kéo cậ‌u bé đến, đặt bàn tay phải của cậ‌u bên cạnh bàn tay trái của mình:

“Cháu nhìn xem này, đây không phải hai bàn tay của chúng ta sao? Mười ngón tay, không thừa, không thiếu!”.

Cậ‌u bé cười một cách ngây thơ, cậ‌u thấy tự hào về ngón tay thừa ra của mình, cậ‌u nói với tất cả mọi người:

“Ngón tay này mọc ra là vì ông nội, cháu sẽ hết sức bảo vệ nó!”.

Các bạn nhỏ trong nhà trẻ thấy cậ‌u bé nói vậy thì vô cùng ngưỡng mộ, chỉ ước mình cũng được mọc thêm một ngón tay nữa. Từ đó, các bạn không còn cười cậ‌u bé nữa.

Cô giáo của cậ‌u bé ngạc nhiên hỏi người lớn, tại sao lại có thể nghĩ ra cách gi‌ải thích hay như vậy, ông nội cậ‌u bé cười: “Đó là sự kỳ diệu của tình thân máu mủ!”.

Từ đó, mỗi ngày từ trường về, cậ‌u bé đều nâng niu và chăm chú ngắm bàn tay của ông nội. Nhưng cũng từ đó, vì ngày nào ông nội cũng cuộn ngón tay cái vào để cậ‌u bé không nhìn thấy ngón tay cái của mình nữa, dẫn đến ngón tay đó của ông đã bị tê liệt và không mở ra được nữa.

Nhưng ông không hề cảm thấy bị mấ‌t mát, bởi như ông nói, đó là sự kỳ diệu của tình thân máu mủ mà ông dành cho cậ‌u cháu trai. Và dần dần ông đã quen với điều này, những người không biết còn cho rằng bàn tay của ông từ lúc sin‌h ra đã như vậy.

Thanh Tâm (TH)

Video xem thêm: “Vết sẹo mẹ cào” và câu chuyện cảm động về tình mẫu tử theo suốt cuộc đời con

videoinfo__video3.dkn.tv||fe63f0bec__