Bí quyết hạnh phúc gia đình đến từ đâu? Xem cách đôi vợ chồng già người Nhật Bản này đối đãi với nhau có lẽ bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.

Khi yêu nhau, người ta có thể thân mật tới mức không muốn rời xa, nhưng khi đã thành vợ chồng cần biết lùi biết tiến, để lại một khoảng không gian tự do cho người bạn đời của mình. 

Life is Fruity (Tạm dịch: Cuộc đời là quả ngọt) là một bộ phim tài liệu kể về cuộc sống bình dị của vợ chồng ông Shuichi Tsubata 90 tuổi và bà Hideko 87 tuổi.

Ông Shuichi và bà Hideko đã kết hôn được hơn 60 năm, nhưng họ chưa từng một lần cãi nhau. Cùng nhau trải bao thăng trầm và thử thách, bao khó khăn và sai lầm, họ đã thật sự biến hôn nhân trở thành tình yêu của đời người, biến những điều vốn dĩ tưởng chừng là hoang tưởng trở thành thực tại đáng trân trọng. Đúng như câu “nguyện đắc nhất nhân tâm, bạch thủ bất phân ly” có nghĩa rằng chỉ cần một tấm lòng, nguyện sống cùng nhau đến bạc đầu.

Trái với nhịp sống hối hả của cả xã hội Nhật Bản, cặp vợ chồng già cùng nhau trải qua những năm tháng hạnh phúc và bình yên trong căn nhà nhỏ tại quận Aichi. Đặc biệt hơn là căn nhà ấy được bao bọc bởi một khu vườn xanh mướt với 70 loại rau và 50 loại quả do chính hai ông bà tự tay vun trồng.

Sau khi hai vợ chồng ông bà Hideko và Shuichi về hưu, họ quyết định dọn từ thành phố về nông thôn sống, chồng làm ruộng vợ đan dệt, biến quãng đời còn lại như một bức tranh mà chúng ta thường chỉ có thể chiêm ngưỡng trong các tác phẩm nghệ thuật. 

Dù đã kết hôn nhiều năm nhưng đôi vợ chồng người Nhật vẫn có thể duy trì cuộc hôn nhân như thuở mới đầu, không chút mệt mỏi và chán nản, vì sao họ đã làm được điều tuyệt vời như vậy?

Thật ra, mọi hạnh phúc đều có bí quyết…

Bà Hideko là vốn thiên kim của một nhà máy rượu, tính tình thẳng thẳn, bộc trực, làm việc theo sở thích, thường hay quên trước sau. Tuy nhiên, ông Shuichi không bao giờ có ý định thay đổi vợ mình. Ông nói: “Bà ấy chính là như vậy, lúc cưới tôi đã biết rõ rồì”.

Nói rằng đã hiểu rõ tính vợ, nhưng không phải ông Shuichi sẽ bỏ mặc bà với cái tính hay quên đó. Ví như khi đun nước mà bà quên tắt lửa, rất có thể dễ gây nguy hiểm, vậy nên ông đã nghĩ ra cách dùng bảng tin nhắn để nhắc nhở vợ mình.

Bên cạnh chiếc bếp lò, ông đặt một chiếc bảng gỗ nhỏ trên đó viết dòng chữ: “Đừng quên tắt bếp”.

Bên chiếc máy giặt cũng có một chiếc bảng gỗ nhỏ ghi: “Đừng quên vẫn đang giặt đồ”.

Thậm chí, ngay trong vườn rau nhỏ, đâu đâu ông cũng đặt chiếc bảng gỗ nhỏ nhắc nhở bà, khu vực này trồng ngô, khu vực kia trồng cải. Đôi khi, có một vài lời trách móc nho nhỏ dễ thương như: “Bà lại thế nữa rồi”. Tất cả, đều là những lời gợi nhắc đầy ý nhị và tinh tế mà không quên chút vị yêu thương. 

Trong mối quan hệ vợ chồng, có một điều rất quan trọng nhưng mọi người lại luôn xem nhẹ đó chính là khi đối phương mắc sai lầm, chúng ta luôn chỉ trích hoặc bất mãn mà không nghĩ cách giải quyết vấn đề. Nhưng rốt cuộc phàn nàn và bất mãn chỉ làm tăng thêm tranh chấp và cãi vã. 

Vậy nên, khi muốn giải quyết vấn đề không nên chỉ trích đối phương mà nên tìm một biện pháp giúp đỡ, đó mới là ý nghĩa vẹn toàn của một gia đình thật sự. Nếu như cả ngày chúng ta đều chỉ trích đối phương của mình, vậy thì sao chúng ta đã quyết định kết hôn với nhau? Những khổ nhọc ngoài kia phải chăng chưa đủ để làm gia đình ta mệt mỏi?

Bí quyết đầu tiên: Trái tim chân thành

Bí quyết đầu tiên để mỗi cặp vợ chồng có thể duy trì cuộc hôn nhân dài lâu đó là: Dùng một trái tim chân thành để cùng đối phương đi hết chặng đường còn lại của cuộc đời. Cùng dành cho nhau một khoảng không gian riêng tư.

Vợ chồng sống bên nhau mấy chục năm, làm sao tránh nổi nóng giận, những lúc như vậy chúng ta nên làm thế nào?

Ông Shuichi nói rằng, những khi như vậy, ông thường không nói gì mà thường để lại lời nhắn tránh việc hai vợ chồng gây gổ bất hòa những lúc nóng giận không giữ được hòa khí. 

“Không chịu tắt nước mà lại đi đâu rồi?”

“Xin lỗi, lần sau sẽ không như vậy nữa”.

“Đây là dành một chút thời gian riêng tư cho mỗi người. Giữa vợ chồng, không có không gian riêng tư thì không được. Dùng giấy nhắn tin, nói ra ý kiến của mình, như vậy cả hai bên đều sẽ không cảm thấy ngượng ngùng”, ông Shuichi giải thích.

Những bảng gỗ tin nhắn dễ thương.

Không gian riêng tư là khoảng không để mỗi người được phép bình tâm suy nghĩ về những sự việc đã qua, là thời gian tự do mỗi người dành cho bạn bè và những mối quan hệ khác trong xã hội. 

Những điều tốt đẹp đừng nên đợi chờ, hãy truyền đi nguồn cảm hứng và tình cảm nhiệt thành của bạn đến người thân của mình ngay khi bạn có thể bằng mọi cách như một tin nhắn yêu thương, một mẩu thư hay điều gì đó tương tự.

Bí quyết thứ hai: Khi nóng giận hãy lảng tránh

Bí quyết thứ hai để gia đình ấm yên đó là tránh những cuộc cãi vã. Không nên biến tình trường thành chiến trường, cũng đừng miễn cưỡng chồng hoặc vợ mình. “Không miễn cưỡng đối phương” là một sự phối hợp ăn ý trong suốt cuộc hôn nhân kéo dài gần 60 năm của ông Shuichi và bà Hideko.

Bà Hideko thích mua những món đồ xinh xắn như ly dĩa. Dù đồ đạc trong nhà đã đủ dùng, thậm chí còn dư thừa, nhưng vì yêu thích khi nhìn thấy những món đồ đẹp bà không thể kiềm chế sự vui thích của mình. Những khi ấy, ông Shuichi chỉ động viên bà đúng hai từ: “Mua thôi”.

Bà Hideko chia sẻ: “Từ trước đến nay, ông ấy chưa từng can thiệp vào cuộc sống tự do của tôi. Giờ nghĩ lại, tôi muốn làm gì, mua cái gì, ông ấy luôn để tôi tùy thích, điều này thật sự hiếm có”.

Và đối lại, bà Hideko cũng chưa từng một lần ngăn cản hay miễn cưỡng ông Shuichi làm bất kể việc gì. Ông Shuichi không thích ăn rau xanh, bà Hideko cũng chưa từng một lần miễn cưỡng. Bà cho rằng, niềm vui quan trọng hơn dinh dưỡng đến từ thức ăn. Và đúng như vậy, ông Shuichi thật sự đã không ăn rau xanh và đến nay đã 90 tuổi.

Không miễn cưỡng có thể được xem là cách hành xử cao thượng nhất trong hôn nhân, bởi căn bản của điều này được xây dựng trên cở sở của sự tín nhiệm và thấu hiểu. Có người nói, khi yêu nhau bạn nhất định phải quản lý tốt đối phương, nhưng đây rõ ràng không phải đang tìm một nửa của mình, mà là tìm chính thời gian của mình.

Bí quyết thứ ba: Hãy nhớ đến lý do vì sao bạn đồng ý tiến đến hôn nhân

Để cuộc sống gia đình ấm yên hãy chọn người mà bạn yêu tính cách của họ, không phải họ sẽ thay đổi theo sở thích của bạn. Hãy quan tâm đến người khác, về giới hạn chịu đựng của họ và dành cho họ một sự tôn trọng mực thước.

Khi còn trẻ, ông Shuichi thích thuyền buồm, sở thích này vốn tốn kém. Tuy nhiên, bà Hideko lại ủng hộ ông, bởi bà biết ông đã làm việc rất vất vả để thỏa mãn giấc mơ lái thuyền trên biển lớn.

Ông Shuichi vẫn có thể làm bánh gạo khi đã chín mươi tuổi chính là nhờ vào vận động thuyền buồm khi còn trẻ đã luyện được một thân thể khỏe mạnh.

Sau khi nghỉ hưu, ông Shuichi bán ngôi nhà trên phố thị, dọn về sống trên mảnh đất quê nhà mà mẹ ông để lại và bắt đầu một cuộc sống mới nơi thôn quê thanh bình. Bởi vì đó cũng là ước mơ từ rất lâu của bà Hideko.

Thật ra trong nhiều cuộc hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng không thể ăn cùng nhau hoặc cười cùng nhau, không thể chơi cùng nhau hoặc thậm chí là không có chung một suy nghĩ. Đó vốn là những việc rất bình thường, chỉ là chúng ta sẽ thay đổi, buông bỏ và san sẻ như thế nào để tôn trọng tình yêu chung của hai người.

Bà Hideko không những thích trồng rau mà còn làm cơm, ngoài ra bà còn thích đan dệt, mỗi năm bà sẽ đan khoảng một trăm chiếc khăn choàng tặng cho người khác. Hơn nữa sẽ đem danh sách những người bà tặng khăn choàng ghi lại, chỉ cần mở ra là biết. Đã 60 năm kết hôn song vợ chồng ông Shuichi vẫn giữ được tình yêu dành cho nhau như thuở ban đầu. Cuối đoạn phim tài liệu, ông Shuichi vừa cười vừa nói “Vợ tôi là người tuyệt vời nhất!”.

Mời các bạn cùng xem phần Trailer của bộ phim dưới đây:

Nguồn ảnh dẫn qua Facebook.

Hựu Thanh