Hiện nay, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, cư dân mạng chia sẻ rộng rãi thông tin bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng cần được chuyển tới các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM thông qua danh sách 8 số điện thoại, sự thật có đúng như vậy hay không?.
Báo Thanh Niên đưa tin, theo thông tin được đăng tải, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, cư dân mạng chia sẻ rộng rãi thông tin bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng cần được chuyển tới các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM thông qua danh sách 8 số điện thoại. Nguyên văn bài viết được chia sẻ như sau: “Hiện nay, ai trong TP.HCM có các ca COVID-19 F0 chuyển nặng, xin vui lòng đưa đi ngay đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ được nhận và được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt hơn là trong nhiều nhóm hỗ trợ, giúp nhau mùa dịch COVID-19, nội dung trên xuất hiện dày đặc hơn bên dưới các bài đăng cầu cứu vì có người nhà phát hiện F0 hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Chỉ chở bệnh nhân “có giấy của y tế”
Theo danh sách được đăng tải, hiện có 4/8 số điện thoại (số 1, 3, 4 và 5) xác nhận vẫn đang nhận chở các ca nhiễm COVID-19 đưa tới các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để điều trị. Riêng số điện thoại số 6 và 8 không liên lạc được, số 7 “nhầm số”. Tuy nhiên, các xe cấp cứu này chỉ nhận chở bệnh nhân F0 đã có giấy giới thiệu của y tế địa phương (tức cần liên hệ với bệnh viện trước và được bệnh viện đồng ý tiếp nhận), không có trường hợp “đưa đi ngay đến bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ được nhận và được cấp cứu kịp thời” như bài đăng.
Sự thật được người trong cuộc lên tiếng, hơn 300 cuộc gọi từ số máy lạ đã gọi tới. Tuy nhiên, anh không chạy xe cấp cứu chở F0 mà chạy xe bán tải thùng kín vận chuyển hàng hóa cho các bếp cũng như tổ chức từ thiện. Anh không hiểu tại sao số điện thoại của mình lại có trong danh sách này, song không có cách nào tự đính chính.
Anh Hùng (số 1 trong danh sách, chủ đội xe cấp cứu Hùng Nga ở Bình Phước) cho biết 10 ngày trước, anh đưa 3 xe vào TP.HCM để hỗ trợ chở bệnh. Các chuyến xe đều miễn phí, từ xăng dầu, đồ bảo hộ, vệ sinh, sát khuẩn… Còn chị Nga (số 2 trong danh sách) là vợ anh, hiện đang điều phối các cuộc gọi cấp cứu mà người dân nhờ giúp ở 3 tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai nhưng không hiểu sao cũng góp mặt vào danh sách trên.
“Thật sự là không biết tại sao số điện thoại của tôi lại bị chia sẻ tràn lan như vậy. Đa số những người gọi tới đều không có giấy giới thiệu của tuyến dưới nên không hỗ trợ được gì luôn”, chị Minh (số 4 trong danh sách) nói.

Cuối cùng, chủ nhân các số điện thoại trên mong muốn cư dân mạng ngừng chia sẻ thông tin không chính xác gây cản trở việc tiếp nhận cuộc gọi của các bệnh nhân COVID-19 đã được bệnh viện tiếp nhận đi chữa trị, những người hoàn thành cách ly trở về nhà…
Liên quan đến diễn biến COVID-19, sáng 1/8, nước ta ghi nhận thêm 4.374 ca mắc Covid-19, trong đó 884 ca phát hiện ngoài cộng đồng.
TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước với 2.027, Bình Dương (1.415), Long An (318), Đồng Nai (262), Hà Nội (67), Vĩnh Long (50), Bà Rịa – Vũng Tàu (46), Hậu Giang (37), Bến Tre (32), Kiên Giang (24), Phú Yên (22), Trà Vinh (22), An Giang (21), Đồng Tháp (16), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (3), Hải Dương (2), Kon Tum (1), Hưng Yên (1).
Có thể bạn quan tâm: