Con đường đi đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải luôn dễ dàng. Đôi khi chúng ta hay nghĩ rằng đó là do may mắn vì cặp đôi ấy đã tìm thấy được một nửa kia của cuộc đời mình. Nhưng ít ai có thể hiểu rằng những cuộc hôn nhân hoàn hảo lâu dài cần có sự hy sinh rất lớn từ những bàn tay chăm sóc, nâng đỡ của mẹ cha.

Con dâu ở nhà chồng cần “nhập gia tùy tục”, vậy con rể với mẹ vợ sẽ ứng xử với nhau thế nào? Điều tưởng chừng rất đơn giản ấy nhưng lại khiến nhiều gia đình mất rất nhiều năm mới có thể cân bằng, dung hòa được. Nhưng dù thế nào đi nữa, chẳng bao giờ là quá muộn để mỗi người có thể thấu hiểu, trân trọng, yêu quý những thành viên trong gia đình, dù đó là nhà chồng hay nhà vợ. 

(Ảnh: m.blog.naver)

Ngày Scott Mann quyết định về thưa chuyện với gia đình vợ, cũng là ngày đầu tiên anh gặp mẹ vợ. Anh cảm thấy mình với bà khó có thể thân thiết được, nhưng qua 7 năm sống cùng nhau, anh đã nhận được một sự thay đổi rõ rệt trong mối quan hệ với bà.

Trong một chia sẻ trên trang cá nhân anh viết:

“Đây là Sharon – mẹ vợ tôi.

Bà đã cho tôi thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận một người với bản chất của họ chứ không phải với những gì bạn mong đợi ở họ.

Lần đầu tiên gặp mẹ vợ của mình, tôi khó khăn lắm mới hiểu được bà nói gì bởi cách phát âm hơi khó nghe của bà. Đôi khi bà còn hơi hống hách theo một cách nào đó. Nhưng tôi biết, bà rất quan trọng đối với chuyện tình yêu của tôi, thế nên tôi đã chấp nhận bà một cách miễn cưỡng.

Cưới nhau được 7 năm vợ của tôi không may mắc phải bệnh bạch cầu lúc mới 30 tuổi, cô ấy chỉ có 10% cơ hội sống thêm 1 năm nữa. Khi ấy, thế giới của chúng tôi tan nát và thay đổi mãi mãi, hạnh phúc của hai vợ chồng gần như sụp đổ. Tôi chỉ còn biết động viên cô ấy và hàng ngày cố gắng tìm mọi cách để cô ấy không cảm thấy cô đơn hay tuyệt vọng…

Scott và vợ. (Ảnh: quora)

Ngay tức khắc mẹ vợ dọn đến ở cùng chúng tôi, bà lặng lẽ hoàn thiện tất cả các công việc trong nhà bếp, rồi đến các công việc trong gia đình, từng bước chắc chắn mẹ luôn ở bên cạnh vợ tôi. Bà đã trở thành người chăm sóc chính cho vợ và gia đình tôi.

Trong suốt khoảng thời gian hai năm ấy, bà là người nội trợ, mua các loại rau củ. Bà thuộc từng chi tiết trong gia đình nhỏ này, nấu từng bữa ăn, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa…

Không chỉ vậy bà còn thường xuyên phải đưa vợ tôi và chồng của bà đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn hơn 300 lần, phân loại hàng ngàn viên thuốc và đảm bảo nó được uống đúng giờ, đúng lúc.

Trong lúc bà đang phải khó nhọc như vậy để chăm sóc cho hai người bệnh, thì bản thân bà lại phát hiện ra mình bị ung thư vú, bà lặng lẽ đi cắt bỏ một bên vú và chạy xạ trị… sau đó âm thầm chữa trị mà không cần bất kỳ một sự chăm sóc nào từ phía người thân.

Cuộc sống của bà cũng không khó nhọc hơn trước, bà vẫn hàng ngày chuẩn bị các bữa ăn cho vợ tôi. Khi ở trong bếp bà vẫn ngân nga, vừa làm vừa hát những bản nhạc quen thuộc. Mỗi ngày bà đều làm việc ân cần chăm chỉ, trước mặt chúng tôi bà không bao giờ tỏ ra mềm yếu.

Một lần vô tình tôi đi ngang qua bếp, nhìn thấy mẹ vợ ngồi cạnh canh nồi thuốc hầm cho con gái. Bà ngồi đó tĩnh lặng, cúi xuống, thẳm sâu trong trái tim tôi cũng không biết được bà nghĩ gì. Giật mình tôi nhìn thấy đầu của mẹ vợ chẳng còn sợi tóc nào, vậy mà bà vẫn không từ chối việc chăm sóc cho gia đình con gái… tôi thấy có lỗi và xót thương mẹ vợ…

Mẹ vợ của Scott. (Ảnh: quora)

Hình ảnh bà lúc này không phải là một người mẹ như lúc đầu tôi gặp, bà là một người hùng. Tôi đã gặp một người hùng trong cuộc sống của mình. Một cảm giác biết ơn bùng lên và lan tỏa khắp thân thể tôi. Tôi không thể ngờ được rằng mình lại đang may mắn ở cạnh một siêu anh hùng như vậy.”

Quả thực, Scott đã rất may mắn khi có một người mẹ vợ như Sharon. Sự quan tâm và chăm sóc chu đáo của bà dành cho gia đình anh đã phá vỡ đi mọi rào cản, định kiến về mối quan hệ “khó dung hòa” giữa mẹ vợ và chàng rể. Hiểu được sự hy sinh của bà suốt 7 năm, chẳng ai có thể cầm lòng…

Trong cuộc sống cũng như trong gia đình, có những người tưởng như rất khó gần, khó hiểu, khó có cảm tình với họ… Chúng ta thường không ưng ý với những gì không thuận theo mình, nhưng mọi cuộc gặp gỡ ở đời đều là nhân duyên từ tiền kiếp. Nếu như chúng ta có thể đối đãi với tất cả bằng những tình cảm chân thành, lương thiện thì con người sẽ gắn bó, gần gũi với nhau hơn. Để hiểu được một tấm lòng, chúng ta cần thời gian và nhiều hơn cái gọi là tốc độ và sự phán xét.

Gia Viên

Xem thêm: