Thanh tâm quả dục không phải là sống cuộc sống thiếu thốn về vật chất, mà là giữ cho tâm thanh tịnh. Bậc thánh giả dù có tài sản hàng tỷ hay quyền uy vô hạn nhưng vẫn sống vô dục vô cầu, tùy kỳ tự nhiên.

Nhà khoa học lớn Albert Einstein bị người thời đó coi là thiên tài ngốc nghếch, kỳ thực là vì ông không để ý lắm đến chuyện thế sự, không quan tâm lắm đến những việc tầm thường. Ông không có thời gian để tâm vào những sự việc đó mà luôn giữ thanh tâm quả dục, cho nên ông mới bị coi là ngốc nghếch.

Nhạc sỹ nổi tiếng Beethoven nếu không trở thành người điếc thì có lẽ cũng sẽ không có được thành tựu âm nhạc lớn như vậy. Người nhạc sỹ phải ở trong xã hội thực tế mà khổ luyện, sau khi đi nhiều nghe nhiều, tích lũy thành công, cuối cùng Beethoven lại trở thành người điếc. Nhờ vậy, ông có thể giữ được khả năng quan sát nhạy cảm, không bị can nhiễu bởi những chuyện thị phi nơi thế tục, điều đó giúp ông có thể sáng tác nên những tác phẩm bất hủ, đạt chuẩn mực siêu phàm, thoát tục.

Vì sao Tôn Tẫn sau khi chịu hình phạt chặt xương đầu gối mới có thể thành tựu được binh pháp của ông? Vì sao Tư Mã Thiên khi bị đục đầu gối và bị hoạn rồi mới có thể hoàn thành bộ Sử ký? Tại sao các nghệ thuật gia và nhà văn lớn từ phương đông đến phương tây như Tào Tuyết Cần lại phải sống nghèo khó đến vậy?

Các nhà văn, nghệ sỹ trước tiên phải nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm trí, thành tựu về mặt tinh thần mới có thể sáng tác được những tác phẩm ở cảnh giới cao. Họ cũng cần tách khỏi thế gian, giữ khoảng cách với thế giới trần tục mới có thể làm nên thành tựu. Do vậy cũng cần có hoàn cảnh để đạt được thanh tâm quả dục.

Những người không tranh với đời thường là những người đại trí giả ngu, Tào Tuyết Cần vì không theo trào lưu thế tục mà bị người ta cho là nghèo khó, chán nản, đây là đạo lý muôn thuở.

Thanh tâm quả dục là căn bản để đạt những thành tựu trong văn học nghệ thuật, võ thuật, kinh doanh, chính trị, đây cũng là con đường của mọi chính đạo. Hai chữ “giác ngộ” trong văn hóa phương Đông cũng từ đó mà ra.

Tâm thanh tịnh không phải là trở ngại cho sự giàu có. Người phàm tục thì dục vọng vô hạn, nhưng rất nhiều trong số họ lại không dư dật về tài sản, một người không có tài sản liệu có ít ham muốn hơn chăng? Quyền lực và tiền tài của con người là do vận mệnh quyết định, không liên quan đến thanh tâm quả dục.

Thanh tâm quả dục chính là đạo dưỡng sinh. Người nghèo nhờ thanh tâm quả dục mà an khang, đức dày; người phú quý nhờ thanh tâm quả dục mà bình an, hưởng thọ lâu dài, rạng rỡ tổ tông, vinh danh hậu thế. Thanh tâm quả dục trong từng suy nghĩ, ngôn hành giúp đạt được thân tâm khỏe mạnh, minh tâm kiến tính mà tự giác ngộ, đây là khởi nguồn của chính đạo.

Theo Chánh Kiến

Xem thêm:

Video: Câu chuyện nhà tâm linh phương Đông và cuộc hành trình tìm kiếm kì lạ

videoinfo__video3.dkn.tv||2fc53753a__

Ad will display in 09 seconds