Hãy cùng khám phá năm thuật ngữ được người Nhật sử dụng trong cuộc sống hàng ngày dưới đây để hiểu tại sao bạn bè quốc tế đều nhìn người Nhật và nền văn hóa của xứ sở hoa anh đào với ánh mắt ngưỡng mộ và khâm phục. 

1. Genki (元気) – Hạnh phúc, sức khỏe bắt nguồn từ một tinh thần tươi trẻ, tích cực

Genki trong tiếng Nhật có nghĩa là “tràn đầy năng lượng”, “tràn đầy sinh khí” và cũng có nghĩa là “khỏe mạnh”.

Ảnh minh hoạ

Người Nhật thường dùng thuật ngữ này trong giao tiếp và chào hỏi hằng ngày. Khi gặp nhau, bạn có thể hình dung, khi gặp nhau, người Nhật sẽ thể hiện sự quan tâm của mình tới người kia bằng câu hỏi “genki desu ka. Và hoàn toàn có thể dựa vào cách trả lời “Genki” của người đối diện để biết được năng lượng tích cực của người ấy đang ở mức độ nào.

Ảnh minh hoạ

Genki có nguồn gốc xuất phát từ sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa cổ của người Nhật trong lịch sử rất xa xưa. Genki viết theo chữ Kanji (Hán tự cổ) là 元気 (nguyên khí), mang ý nghĩa “tinh thần”, “tinh khí”. Điều này có thể lý giải cho niềm tin của người Nhật Bản:

Sức mạnh nằm trong tinh thần của chính mỗi cá nhân. Nếu chúng ta có thể giữ cho mình một tinh thần luôn hướng tới điều tích cực và một sức sống mạnh mẽ trong tâm hồn, thì thân thể của mỗi người sẽ theo đó được cải biến.

Ảnh minh hoạ

Trong văn hóa Nhật, bạn có thể bắt gặp tinh thần Genki – sống một cách mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực trong các điệu múa tập thể Yosakoi truyền thống.

Ảnh minh hoạ

2. Mottainai (もったいない, 勿体無い) – Trân trọng tài vật là yêu quý cuộc sống của chính mình

Nhật Bản vốn là một quốc gia không có nhiều tài nguyên và mật độ dân số lại rất lớn. Việc trồng trọt rất khó khăn cùng với việc trải qua nhiều nạn đói kinh hoàng trong lịch sử, người Nhật coi đồ ăn là món quà quý giá của tự nhiên và họ luôn tâm niệm cần phải rất trân trọng chúng.

Ảnh minh hoạ

“Bạn sẽ tích được thiện nghiệp nếu dùng hết số thức ăn trong đĩa của mình” là một quan niệm rất phổ biến tại Nhật.

Mottainai là nét văn hóa thể hiện rõ ràng nhất quan niệm và cách sống này của người Nhật. Khi thức ăn trên bàn không được dùng hết, bạn sẽ cảm nhận rất rõ ràng sự tiếc nuối chân thật của người Nhật khi họ nói “Mottainai” (“Thật lãng phí quá!”). Cảm giác trân quý những tạo vật phục vụ cho cuộc sống và thái độ tiết kiệm này còn được người Nhật áp dụng với vấn đề tài chính, khi họ luôn giữ một thái độ kiểm soát và đúng mực với các chi tiêu của mình. Sự trân trọng những gì mình sở hữu của họ cũng xuất phát từ chính cách suy nghĩ này.

3. Ganbatte (がんばって) – Nguồn gốc sức mạnh và sự kiên cường của người Nhật

Ảnh minh hoạ

Khái niệm này có thể được dịch là “hãy nỗ lực hết sức mình”. Đây cũng chính là một trong những khái niệm văn hóa đậm chất Nhật Bản nhất. Đối với người dân của nhiều quốc gia khác, Nhật Bản chính là quốc gia của sự nỗ lực hết mình.

Sự nỗ lực hết mình được người Nhật vô cùng tôn trọng. Đó là lý do vì sao, những người dân của đất nước này hăng say làm việc đến… kiệt sức. Và đó cũng chính là lý do để giải thích cho tác phong vô cùng chuyên nghiệp của những người lao động Nhật Bản.

Ảnh minh hoạ

Tinh thần Ganbatte được dưỡng thành bồi đắp qua rất nhiều thế hệ, thông qua phong tục rước Mikoshi trong các dịp lễ hội truyền thống. Mikoshi là chiếc kiệu dành cho các vị thần Shinto. Chiếc kiệu khổng lồ này thông thường nặng từ 1000 – 1600 kg, do 10-30 người khênh. Chiếc kiệu sẽ được rước đi khắp các phố phường của Nhật Bản (vài km).

Ảnh minh hoạ

Người Nhật tin rằng, họ đang rước những vị thần Shinto của mình để thanh lọc thành phố. Những người tham gia rước kiệu đều mang trên khuôn mặt một nét kiên định, không lay chuyển. Họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi hành trình kết thúc, dù là nam hay nữ.

Ảnh minh hoạ

4. Yoroshiku (よろしく) – Biểu tượng của sự khiêm nhường 

Yoroshiku” được mệnh danh là từ tiếng Nhật khó dịch nhất, đặc biệt là đối với bè bạn phương Tây, nơi sự khiêm nhường không được đánh giá cao. Nhưng điều thú vị nhất của thuật ngữ này nằm ở chỗ nó có thể được dùng linh hoạt trong rất nhiều trường hợp. Trong mỗi khung cảnh, Yoroshiku sẽ truyền tải một ý nghĩa khác nhau tới người nghe. Nhưng sắc thái chủ yếu nhất chính là biểu đạt sự biết ơn, hoặc nhờ cậy một cách rất lịch sự, khiêm cung nhưng chân thành.

Khi người Nhật đưa con tới trường, phụ huynh thường nói với các giáo viên của con mình “yoroshiku onegaishimasu” với hàm ý:

“Xin hãy coi sóc những đứa trẻ của tôi. Tôi rất biết ơn vì các cô đã chăm sóc các cháu. Tôi cũng rất xin lỗi nếu lũ trẻ quấy khóc, làm đổ đồ ăn, nghich ngợm khiến ngày hôm nay của các cô trở nên vất vả hơn.”

Ảnh minh hoạ

Khi trao danh thiếp cho người khác, người Nhật luôn cúi người một cách khiêm cung và dùng cụm từ “yoroshiku onegaishimasu” với hàm nghĩa “Xin hãy thân thiện với tôi”.

5. Itadakimasu (いただきます) – Lòng biết ơn thấm nhuần

Ảnh minh hoạ

Khi chắp tay và nói “Itadakimasu“, người Nhật muốn biểu lộ niềm biết ơn rất lớn của họ khi được dùng những thức ăn này, vì lẽ đó, họ sẽ ăn chúng với thái độ khiêm cung nhất. Người Nhật quan niệm, để có được những thức ăn ngon lành, đã có rất nhiều người phải làm việc vất vả, từ những người trồng trọt, chăn nuôi cho tới người nấu món ăn, nghĩa vụ của họ chính là nhớ tới những vất vả này.

Hơn thế nữa, người Nhật có một niềm tinh mạnh mẽ vào Phật giáo, họ ý thức rõ ràng: Rất nhiều những sinh vật đã nhường sự sống của chúng để nuôi sống họ. Vậy nên, việc biểu lộ sự biết ơn với những hy sinh này là một điều tất yếu.

Nguồn ảnh: japan-talk.com

Hải Lam (tổng hợp)

Xem thêm: