Ngày 15/1, một bé gái 8 tháng tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với triệu chứng sốt cao. Tuy nhiên sau 5 giờ nhập viện cháu bé phải cấp cứu khẩn cấp vì có biểu hiện co giật, ngừng tim do điều dưỡng tiêm nhầm thuốc.

Theo lời kể của gia đình, bé gái là cháu Nguyễn Hoàng Tr. (8 tháng tuổi) vào viện vì cháu bị sốt cao. Sau 4 tiếng nhập viện cháu Tr. đã cắt được cơn sốt và uống được sữa.

Do bé có triệu chứng bị chướng bụng cho nên bác sỹ đã chỉ định thì bác sĩ cho cháu Tr. uống Kali để dễ tiêu hoá. Nhưng thay vì cho cháu Tr. uống, điều dưỡng đã dùng thuốc tiêm vào tĩnh mạch.

Ngay sau khi điều dưỡng tiến hành làm thủ thuật tiêm cho bé, lập tức cháu bé có triệu chứng hai chân duỗi thẳng ra, người cứng đờ, tim ngừng đập.

Mặc dù được các y bác sỹ cấp cứu, hiện tại tình trạng sức khỏe của cháu Tr. tuy có phần cải thiện, nhưng tiên lượng vẫn rất nặng.

Bác sĩ tiêm nhầm thuốc, bé 8 tháng tuổi nguy kịch
Cháu Nguyễn Hoàng Tr nguy kịch vì điều dưỡng têm nhầm thuốc.

Do giới hạn tăng giảm của Kali trong cơ thể tương đối hẹp nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nên chỉ cần hơi tăng hoặc giảm cũng rất nguy hiểm. Trường hợp Kali tăng quá cao có thể gây ngừng tim đột ngột.

Thông thường việc bổ sung Kali được thực hiện bằng đường uống dung dịch hoặc cung cấp qua các thực phẩm giàu Kali, tuy nhiên trong trường hợp hạ Kali quá thấp thì mới bổ sung bằng cách truyền nhỏ giọt qua đường tĩnh mạch (không tiêm trực tiếp).

Kali trong cơ thể

Kali là một thành phần không thiếu trong cơ thể giúp duy trì cân bằng nội môi, duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch (ổn định huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch…), cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu.

Ảnh: Internet

Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Thiếu (hạ) Kali máu hay tăng Kali máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tăng Kali huyết: khi Kali huyết lớn hơn 5mmol/l. rường hợp Kali huyết lớn hơn 7mmol/l sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng phát hiện: vô cảm, tê các đầu ngón, giảm phản xạ gân xương (xuất hiện muộn).

Hạ Kali huyết: Khi Kali huyết nhỏ hơn 3,5 mmol/l, có thể gây ra triệu chứng: mệt mỏi rã rời cơ thần kinh, táo bón dai dẳng và chướng bụng. Nặng hơn có thể gây rối loạn nhịp tim: cơn nhịp nhanh thất, rung thất, đưa tới tử vong.

Bổ sung Kali

Bổ sung trực tiếp 

Việc bổ sung Kali trực tiếp không thận trọng có thể khiến Kali tăng quá cao có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy việc bổ sung Kali trực tiếp chỉ được khuyến cáo tại các cơ sở y tế.

  • Thiếu Kali huyết nhẹ có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống.
  • Nếu thiếu Kali huyết nặng, thì cần truyền nhỏ giọt KCL vào mạch máu (không tiêm trực tiếp vào cơ thể) và theo dõi cẩn thận.
  • Thừa Kali huyết được điều trị bằng tiêm nhỏ giọt mạch máu dung dịch Bicarbonate Na, dung dịch Glucose ưu trương – nếu đi tiểu ít hay vô niệu phải lọc máu ngoại thận, đồng thời loại bỏ thức ăn giàu Kali.
Trường hợp hạ Kali huyết nặng mới được sử dụng cách truyền KCL một cách nhỏ giọt và được theo dõi. (Ảnh minh hoạ)

Bổ sung gián tiếp Kali bằng thực phẩm

Việc bổ sung Kali cho co thể hàng ngày là rất cần thiết. Trường một số trường hợp bệnh lý như nôn, ỉa chảy, dùng thuốc lợi tiểu gây mất Kali nhẹ có thể sử dụng thực phẩm giàu Kali để bổ sung.

Khoai tây: Khoai tây được xem là “thế giới” của Kali. Ngoài ra, khoai tây cũng là nguồn tốt các khoáng chất bổ sung, các vitamin B và thậm chí có một ít vitamin C và chất xơ.

Ảnh: Million Pictures

Củ dền: Loại rau củ này rất phong phú Kali. Một chén củ dền nấu chín có hơn 1.300 mg Kali, rất nhiều khoáng chất, 4 gram chất xơ, 35 mg vitamin C và 11.000 đơn vị quốc tế vitamin A. Vì vậy, hãy cố gắng bổ sung củ dền vào thực đơn nếu muốn tăng lượng Kali cho cơ thể.

Đậu: Hầu hết các loại đậu đều giàu Kali, đặc biệt là đậu trắng (nửa ly đậu trắng có khoảng 400 mg Kali). Bên cạnh đó, đậu cũng là nguồn tuyệt vời của các khoáng chất nói chung và giàu chất xơ.

Ảnh: celikoglugida.com

Sữa chua không béo: Kế hoạch bổ sung sữa chua không béo thành món ăn nhẹ là điều vô cùng tuyệt vời, bởi loại sữa này không chỉ chứa nhiều Kali (hơn 500 mg Kali trong một cốc sữa chua), mà còn phong phú canxi, protein, vitamin D và các chế phẩm sinh học khác.

Khoai lang: Khoai lang là món ăn ngon, bổ dưỡng vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả Kali. Ngoài ra, khoai lang có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Cá: Hầu hết các loại cá, như cá hồi và cá ngừ thường cung cấp một lượng Kali đáng quan tâm, nhưng cá bơn đặc biệt chứa nhiều Kali nhất. Ngoài Kali, cá biển còn phong phú các khoáng chất, các axit béo thiết yếu.

Cá biển cung cấp một lượng Kali dồi dào. (Ảnh: internet)

Chuối: Loại trái cây này từ lâu đã nổi tiếng là thực phẩm giàu Kali. Trung bình, một quả chuối có hơn 400 mg Kali, đồng thời cũng có nhiều vitamin B, 3 gam chất xơ và khoảng 100 calo.

Nghêu: Nghêu được biết đến là nguồn dồi dào kẽm, một khoáng chất quan trọng cho rất nhiều các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Tuy nhiên, ngoài kẽm ra, nghêu cũng là nguồn tuyệt vời của Kali. Một nửa chén thịt nghêu có khoảng 500 mg Kali. Nghêu cũng chứa ít calo, giàu chất đạm và nhiều chất sắt.

Ảnh: Internet

Sữa: Sữa chứa rất nhiều Kali, mỗi cốc sữa chứa 382mg dù là sữa có chất béo hay không béo.

Nước cam: Một cốc nước cam cung cấp 355 mg Kali. Đây là một trong những thực phẩm bổ sung sức khỏe nên có trên bàn ăn sáng cho cả nhà.

Nước cà rốt ép: Mỗi cốc nước ép cà rốt có chứa 500mg Kali, sử dụng cách ép là phương pháp hiệu quả nhất để nhận được tối đa Kali trong cà rốt. Bên cạnh lợi ích về Kali, cà rốt và các loại trái cây và rau quả có màu vàng rất tốt cho mắt.

Nguyên Hy