Tỷ lệ mắc ung thư hiện đang đang ngày một gia tăng và trẻ hóa. Điều này là do chúng ta đang bị vô vàn các yếu tố gây ung thư đang bủa vây xung quanh hằng ngày hằng giờ.

Ung thư là một căn bệnh nan y, phát sinh từ đột biến trong ADN của tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Mọi khối ung thư là hệ quả của đột biến gen, khiến tế bào ung thư mất kiểm soát, lan tràn và phá hủy khắp cơ thể.

Ung thư xảy ra do sự đột biến gen. (Ảnh: independent.md)

Một số trường hợp ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát thông thường, đó là những khối u xuất phát từ khiếm khuyết gen di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.

Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu phải được kể đến và cùng một số yếu tố nguy cơ cao được nhiều nghiên cứu nhắc đến.

1. Đường – ‘cái chết trắng’

Ảnh: presstv.com

Các nhà khoa học biết rằng ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ đơn thuần dẫn đến tiểu đường, mà còn gây tổn thương tế bào, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Nghiên cứu mới cũng cho rằng đường là nhiên liệu cho khối u phát triển trong cơ thể, vì khối u cũng rất thích “ăn” đường.

2. Thực phẩm chế biến công nghiệp

Bất cứ thực phẩm nào được chế biến công nghiệp, bọc gói nhựa và có thể để hàng tháng trời mà không bốc mùi sẽ là giải pháp nhanh gọn cho chiếc bụng đang đói cồn cào, nhưng phần đa trong số đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Gần đây các nhà khoa học Pháp đang tập trung tìm kiếm mối liên hệ giữa người ăn nhiều thực phẩm công nghiệp và ung thư. Và họ đã tìm thấy mối tương quan.

Nguyên nhân gây ung thư chưa được làm rõ, tuy nhiên đó có thể là các thành phần bảo quản thực phẩm, bao bì nhựa.

2. Hút thuốc và khói thuốc

Ảnh: eatthis.com

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá cố gắng che dấu sự thật, nhưng từ nhiều năm qua chúng ta biết được rằng thuốc lá chứa ít nhất 70 hóa chất gây ung thư.

Và không chỉ người hút thuốc chịu ảnh hưởng, những người hút thuốc thụ động cũng sẽ gánh chịu nguy cơ mắc ung thư.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC), người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc tại nhà hoặc nơi làm việc có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 20-30%.

3.Các hóa chất độc hại nơi làm việc

Ảnh: 5giay.vn

Không phải công việc nào cũng là an toàn, cái giá phải trả cho lao động là luôn có. Một số người do tính chất công việc của mình mà hàng ngày phải làm việc cùng với những chất gây ung thư:

  • Các công nhân nhôm
  • Thợ sơn
  • Công nhân rải nhựa đường, những người phơi nhiễm với benzen
  • Công nhân cao su
  • Thợ làm tóc phải dùng thuốc nhuộm hàng ngày
  • Thợ làm móng cũng thường xuyên hít phải hơi độc nguy hiểm

Và những người phải làm ca đêm cũng đều phải đối mặt với những yếu tố có thể gây ung thư do sức khoẻ giảm sút, đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn, theo Cơ quan nghiên cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC)

4. Đất và nước nhiễm thạch tín Arsen

Arsen là một thành phần tự nhiên trong vỏ Trái Đất nhưng độc hại ở dạng vô cơ. Arsen thường được phát hiện trong nguồn nước ô nhiễm ở những nơi như Bangladesh hoặc tại những nơi có hệ thống tưới tiêu sử dụng nước arsen.

Arsen cũng là thành phần có trong thuốc lá, là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu do thuốc lá. Theo Tổ Chức Y Tế thế giới, ít nhất 140 triệu người thuộc 50 quốc gia uống nước có hàm lượng arsen cao.

5. Thịt nướng trên lửa, thịt cháy đen

Ảnh: eatsmarter.de

Thịt nướng ám mùi khói thơm ngon nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do trong thịt nướng cháy có chứa các hợp chất độc hại.

Theo Hiệp hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, khi các loại thịt như thịt bò, gà, cá được nướng trên lửa hoặc rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây đột biến gen và làm tăng nguy cơ ung thư là HCA và PAH.

6. Rượu

Ảnh: Soha.vn

Uống rượu nhiều và thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, trong đó bao gồm ung thư họng, ung thư gan, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Theo Hiệp hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết “nguy cơ mắc ung thư tăng theo lượng rượu uống”.

7. Khí thải từ động cơ Diesel

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, khí thải sau khi đốt dầu Diesel chứa hơn 30 thành phần gây ung thư.

8. Thực phẩm ướp muối

Thực phẩm ướp muối, như cá ướp muối chứa nhiều nitrate và nitrit vốn là hai chất gây ung thư ở động vật và cũng có thể gây ung thư ở người. Các hợp chất hóa học này có thể làm tổn thương DNA, dẫn đến ung thư vùng đầu cổ.

9. Thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt lợn muối xông khói và xúc xích

Ảnh: kingmeat.vn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt lợn muối xông khói và xúc xích có thể gây ung thư. Các thực phẩm trên được ướp muối, xông khói lên men v.v. để có thể bảo quản lâu, nhưng quá trình này cũng làm sản sinh chất gây ung thư.

Bên cạnh đó, WHO cũng cho rằng mọi loại thịt đỏ đều có mối liên hệ với tăng nguy cơ các loại ung thư, như ung thư đại trực tràng.

10. Virus

Virus HPV. (Ảnh: drgmonteiro.com.br)

Một số virus nhất định có khả năng làm biến đổi gen của tế bào, gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo CDC, một số loại virus có liên quan với ung thư bao gồm virus HPV liên quan với ung thư cổ tử cung, virus viêm gan B và C gây ung thư gan và virus EBV gây một vài loại u lympho. Vi khuẩn HP trong dạ dày cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

11. Di truyền

Một số loại ung thư có thể di truyền lại cho thế hệ sau. Đột biến gen đóng vai trò chính yếu trong 5-10% mọi loại ung thư.

Chẳng hạn như một số loại ung thư vú là hậu quả của đột biến gen BRCA1 và BRCA2

12. Béo phì

Ảnh: mirror.co.uk

Béo phì khiến bạn dễ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, đại tràng, trực tràng, thực quản, thận và tụy.

Giảm cân lành mạnh không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư, mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.

13. Formaldehyde

Nhiều năm nay các nhà khoa học đã biết rằng formaldehyde có thể gây ung thư mũi ở chuột.

Năm 2004, IARC trực thuộc WHO, khẳng định formadehyde hay phoc-môn. Loại hóa chất khá phổ biến này chuyên gây bệnh ở mũi, miệng và có thể là thủ phạm gây bệnh bạch cầu.

Formaldehyde được dùng trong bảo quản thực phẩm, giữ thực phẩm tươi nguyên và có trong một số mỹ phẩm, thuốc nhuộm, keo dán v.v.

14. Ô nhiễm không khí

Ảnh: alphatv.gr

Theo IARC, cơ quan thuộc WHO có trụ sở tại Lyon (Pháp), không khí mà chúng ta hít thở đang ngày càng ô nhiễm với nhiều chất độc hại có khả năng gây ung thư.

Cùng với nhiều chất nguy hiểm như amiăng, thuốc lá, phóng xạ tia cực tím, WHO coi ô nhiễm không khí là chất sinh ung thư trong môi trường nguy hiểm nhất, hơn cả việc hút thuốc thụ động.

15. Silica

Silica là một khoáng chất tự nhiên có trong cát, đá và bê tông. Như khi các công nhân xây dựng và công nhân mỏ hít phải hạt silica do cắt, cưa hay khoan đá, bê tông sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

16. Tia xạ

Tia xạ có thể gây ung thư, vì vậy nếu chụp X-quang hay cụp cắt lớp vi tính (CT) nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Người ta thấy tỷ lệ mắc ung thư cao ở những nạn nhân của tai nhạn hạt nhân Chernobyl và những bệnh nhân ung thư trải qua xạ trị.

17. Aflatoxin

Aflatoxin có nhiều trong hạt ngũ cốc mốc. (Ảnh: curcumin.com.vn)

GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, aflatoxin là một trong những thủ phạm gây ung thư gan. Aflatoxin có trong thực phẩm bị mốc và rất bền vững ở nhiệt độ cao.

Các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, khi đem lạc mốc rang lên ở nhiệt độ cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy, nếu nghi ngờ thực phẩm bị mốc hoặc chớm mốc cũng cần kiên quyết loại bỏ hoàn toàn.

18. Viêm mãn tính

Viêm mãn tính do những bệnh nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh đường ruột và béo phì. Viêm mãn tính làm tổn thương DNA, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

19. Một số loại nhựa

Ảnh: beveragedaily.com

Một số loại nhựa nhất định là mối nguy hại cho sức khỏe.

BPA là estrogen tổng hợp có trong nhiều loại nhựa và chất dẻo từ những năm 1960. BPA có trong nhiều chai nhựa, lớp lót thực phẩm đóng hộp, làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến ở người.

20. Acrylamide

Quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao tạo nên màu nâu của một số thực phẩm như bánh mì, cà phê, bánh quy sẽ sản sinh hợp chất gọi là acrylamide có thể gây ung thư.

Tuy nhiên lượng acrylamide trong một tách cà phê hay một chiếc bánh quy có lẽ không đủ để uy hiếp tính mạng bạn. Acrylamide chỉ nguy hiểm khi bạn tiêu thụ một lượng lớn.

Theo businessinsider
Đại Hải