Tại sao lại có phong tục này? Có quan niệm cho rằng, đây là điều có liên quan đến tín ngưỡng. Người xưa cho rằng, người sau khi chết phải trải qua 49 ngày mới có thể đầu thai kiếp khác, 49 ngày này tương đương 7 tuần. 7 ngày đầu tiên được gọi là “tuần đầu”, ngày cuối cùng của tuần đầu gọi là “ngày hồn quay trở lại” (ngày giải vía). Trong ngày này, linh hồn người chết sẽ quay lại nhìn dương gian lần cuối. Đây là một ngày rất quan trọng, trong ngày này người nhà người đã chết không chỉ tổ chức ăn uống linh đình mà còn phải thể hiện sự đoàn kết, hài hòa với nhau, tuyệt đối không được để xảy ra tranh luận, cãi vã. Có như vậy, người chết mới thấy yên lòng ra đi vì người thân của mình có cuộc sống no đủ và hạnh phúc.

Nhưng chắc hẳn mọi người ít ai biết rằng, phong tục này còn liên quan đến một người rất nổi tiếng thời xưa. Vị này được gọi là Biển Thước, ông họ Tần, danh Hoãn, tự Việt Nhân, ông là một danh y thời Chiến Quốc. Vì y thuật của ông vô cùng cao siêu nên mọi người lấy tên thần y “Biển Thước” để gọi ông.

Sử ký có ghi: Biển Thước ban đầu không phải là một thầy thuốc mà chỉ là một chủ quán trọ. Truyền rằng, vào một hôm trời đầy tuyết, Biển Thước thấy ngoài cửa có một cụ già bị lạnh cóng đã đông cứng nửa người, ông vội gọi người ra đưa cụ già vào nhà, người cho sưởi ấm, người nấu cháo gừng cho ăn, cuối cùng đã cứu sống được cụ già, cụ già này là Trưởng Tang Quân, là một vị thần y.
Biển Thước thấy cụ già không nơi nương tựa nên đã mời cụ ở lại quán trọ của mình. Thấm thoát cụ già đã ở đó được 10 năm, đến lúc gần qua đời, cụ bèn gọi Biển Thước lại gần và bảo: con là một người tốt bụng lại rất thông minh, ta có một phương thuốc bí truyền để cứu người, nay ta truyền lại cho con, nhưng con phải hứa sẽ không để lộ ra ngoài. Biển Thước sau đó đã dùng phương thuốc này để đi chữa bệnh cứu người và trở thành một thần y.

Đây chỉ là một câu chuyện truyền lại nhưng mang hàm ý sâu sắc thể hiện cái nhìn của người xưa trong vấn đề làm người. “Đạo bất khinh truyền”, “Nhân giả nhân tâm” nghĩa là đã là thầy thuốc thì phải trị bệnh cứu người, nếu để người không có tâm đi học nghề y sẽ là một đại họa cho nhân loại. Vì thế, thần y Trưởng Tang Quân lạnh cóng trước mặt Biển Thuốc có thể là để thử lòng ông, ông cố ý làm vậy nhằm tìm ra một truyền nhân chân chính, ông phải quan sát rất kĩ và rất lâu rồi mới quyết định trao phương thuốc bí truyền đi.

Lại nói đến Biển thước, sau khi tinh thông y thuật, ông đã đi hành nghề y trên toàn quốc. Khi đến nước Quắc (một nước thời Chu), nhìn thấy người dân ở đây đều cầu nguyện, ông liền hỏi vị thầy thuốc có tên Trung Thứ Tử xem ở đây xảy ra chuyện gì.

Trung Thứ Tử kể tường tận chuyện Thái Tử nước này bị bạo bệnh qua đời cho Biển Thước nghe. Sau khi hỏi han rõ ràng sự việc, Biển Thước nói với Trung Thứ Tử: ngươi hãy đi báo ngay cho Quốc Quân, nói rằng có Biển Thước xin cầu kiến để cứu Thái Tử sống lại.

Trung Thứ Tử nghe Biển Thước nói lấy làm nghi ngại nhưng ông cũng muốn biết làm thế nào người chết lại có thể sống lại.

Biển Thước thấy Trung Thứ Tử có vẻ hoài nghi, ông thở dài và rằng: nếu không tin, ngươi hãy về kiểm tra xem, chắc chắn mũi Thái Tử đang bị sưng lên, vùng giữa đùi và bộ hạ vẫn còn hơi ấm. Trung Thứ Tử nghe xong vội vào cung thăm khám cho Thái Tử, sự việc quả nhiên đúng như vậy, ông vội báo ngay cho Quốc Quân, Quốc Quân nghe xong vô cùng mừng rỡ, vội cho đón Biển Thước vào cung.

Biển Thước khám xét cho Thái Tử xong liền nói: Bệnh này gọi là “thi quyết” (ngất lịm, hôn mê). Người là hội tụ của âm dương trời đất, dương là trời, âm là đất, âm dương hài hòa con người sẽ khỏe mạnh. Thái Tử hiện nay đang âm dương không cân bằng, huyết quản tắc nghẽn gây loạn mạch, mất đi trực giác, rơi vào trạng thái hôn mê như đã chết, nhưng thực tế Thái tử chỉ mới đang ở trạng thái như “chết giả vờ”.

Sau đó Biển Thước châm cứu cho Thái Tử vào các huyệt Tam Dương Ngũ Hội v.v, sau nửa canh giờ Thái Tử quả nhiên tỉnh lại. Tiếp đó Biển Thước cho Thái Tử uống thuốc, Thải Tử dần dần đã ngồi dậy được, uống tiếp thuốc đông y, hơn 20 ngày sau, bệnh của Thái Tử đã hoàn toàn được chữa khỏi.

Cũng chính vì câu chuyện này mà từ đó về sau, mọi người đều lưu truyền phong tục người chết sau 7 ngày mới chôn. Tại sao phải để 7 ngày? Là sợ người chết chưa chết hẳn, mới chỉ là chết giả. Nếu là chết giả, tin chắc anh ta sẽ sống lại được. Nếu không tự sống được lại, nhưng may mắn gặp được thầy thuốc như Biển Thước chắc chắn sẽ làm nên điều kỳ diệu. Còn nếu không gặp được thần y như Biển Thước để được cứu sống trở lại thì cũng tránh được những ngày tàn khốc do bị chôn trong trạng thái chưa chết hẳn. Lâu dần, dân gian quen với cách làm để xác chết 7 ngày mới chôn này.

Ngày nay, khi nói đến Đông y mọi người thường thấy hiệu quả đến chậm, không nhanh như tây y, vì thế rất nhiều người cho rằng, Đông y để dưỡng sinh, Tây y để trị bệnh.

Thực ra điều này chưa hoàn toàn đúng! Đông y Trung Quốc thời cổ đại vô cùng phát triển, từ cổ xưa đã xuất hiện rất nhiều nhà y học vĩ đại như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân … Các vị đại y này đều có những khả năng chữa bệnh đặc biệt. Hoa Đà bằng đôi mắt thần kỳ của mình nhìn ra u não trong đầu Tào Tháo. Lý Thời Trân quan sát được sự phân bố của các tĩnh mạch trong cơ thể, ông đã viết sách “Tần hồ mạch học kỳ kinh bát mạch khảo”.

Đông y là một ngành y học thần truyền. “Hoàng đế nội kinh” là cuốn sách do các tiền nhân để lại, là một bảo vật được lưu truyền lại trong ngành Đông y. Đông y và các Đạo gia có mối liên quan mật thiết với nhau. Đông y thời cổ đại có rất nhiều người là những người tu luyện. Các đạo sĩ tu luyện “Nhậm thận nhị mạch, kỳ kinh bát mạch”, cái này giống như lý luận tĩnh mạch trong Đông y. “Huyệt” trong quan niệm của Đạo gia giống với các “huyệt vị” trong Đông y, thực tế các khái niệm bản chất đều là một chỉ là cách gọi khác nhau mà thôi.

Dù là y học thần truyền nhưng Đông y có quan hệ mật thiết với tự nhiên, với tu luyện và tôn giáo. Phật gia hay Đạo gia đều xuất hiện rất nhiều thầy thuốc kiệt xuất, có người chữa khỏi bệnh trong nháy mắt chỉ bằng công năng đặc biệt của mình. Những trường hợp này không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc mà ở Cơ Đốc Giáo của phương Tây cũng có. Tôi đã từng xem một thước phim, một tín đồ Cơ Đốc Giáo ở một quốc gia ở Đông Nam Á đã chữa bệnh cho mọi người bằng công năng đặc biệt của mình. Ông dùng bàn tay vô hình (ông nhấn mạnh, chỉ ai có con mắt thứ 3 mới có thể nhìn thấy) cho vào trong cơ thể người bệnh, sau đó lấy đi phần mầm bệnh trong cơ thể mà không làm cho người bệnh bị đau đớn hay tổn thương gì phía ngoài, chỉ có phần da bị ra rất nhiều máu, việc này làm cho con người thấy rất kinh ngạc!

Y học phương Tây trên cơ sở giải phẫu cơ thể người và hiển vi học điện tử, đây thuộc phạm trù khoa học thực chứng, còn Đông y không chỉ đơn giản là một kỹ năng hay một kỹ nghệ, không phải cứ học xong bao nhiêu năm cao đẳng, đại học, bao nhiêu lần trải qua thực tiễn lâm sàng là có thể trở thành một Thái Đẩu Đông y. Mức độ cao thấp trong Đông y trước tiên quyết định bởi yếu tố đạo đức trong con người hành nghề đó, nó quan hệ mật thiết với việc tu dưỡng đạo đức. Vì sao ngày nay Tây y trở nên thịnh hành đến vậy, trong khi Đông y chỉ ở mức bình thường, ít xuất hiện các Đại y giỏi giang, có lẽ phần lớn do các nguyên nhân sau:

1. Đông y truyền thống bị hủy hoại theo năm tháng, các yếu tố thiên nhân hợp nhất, thiện ác nhân quả, nhân nghĩa lễ trí tín… đều bị mai một dần;

2. Cách đào tạo của ngành Đông y hiện nay không phù hợp với mô hình truyền thụ truyền thống trước kia là “Sư phụ truyền cho đệ tử”, “khẩu truyền tâm thụ”, “tu luyện đức tính”;

3. Nhân tâm trôi dạt, không chuyên tâm với nghề, những người theo ngành Đông y hiện nay phần nhiều đều chú trọng theo đuổi danh lợi, tiền tài, ít người có được tâm đức, sự chú tâm của một thầy thuốc Đông y thực thụ;

4. Do môi trường ngày một ô nhiễm nghiêm trọng, thuốc Đông y cũng bị nhiễm các độc tố. Ngoài ra do yếu tố lợi ích kinh tế, các cơ sở sản xuất thuốc Đông y đã bào chế thuốc theo dạng viên, dạng bột. Những nguyên nhân này làm cho hiệu quả của thuốc Đông y ngày một giảm xuống, mọi người dần mất đi niềm tin với Đông y.

Quỳnh Chi

Xem thêm: