Độ chua (pH) của máu ảnh hưởng đến hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu nhận thấy máu hơi kiềm (pH 7,35) là mức lý tưởng, giúp cho các quá trình sinh hóa tế bào ổn định nhất. Vì vậy cần ưu tiên các thực phẩm hướng đến ngưỡng này.

Để do độ chua/kiềm của máu, người ta sử dụng thang pH, có phạm vi pH 0-14. Nếu pH đạt 7,0 là trung tính, trên 7,0 có tính kiềm, dưới 7,0 được coi là có tính axit.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, độ pH của máu người nên ở mức hơi kiềm (7,35-7,45). Dưới hoặc trên phạm vi này đều thể hiện dấu hiệu của các triệu chứng và bệnh tật.

 

Bộ não, hệ tuần hoàn, thần kinh, cơ, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ thống sinh sản có thể hưởng lợi từ một độ pH thích hợp. Khi độ pH của cơ thể là quá thấp, nó dễ sinh nhiều bệnh. Tăng cân, bệnh tim, lão hóa sớm, mệt mỏi, các vấn đề thần kinh, dị ứng, bệnh cơ và ung thư đều là những bệnh phổ biến khi pH của cơ thể thấp. Tuy nhiên, dư thừa kiềm trong máu có thể gây kích thích mạnh trong hệ thần kinh, kéo theo đó là cảm giác bứt rứt, khó chịu rồi có thể dẫn đến sự co rút đột ngột của cơ bắp.

Cách theo dõi độ pH trong cơ thể

Cách đơn giản và chính xác nhất để xác định được độ pH chính là thử nước tiểu bằng giấy quỳ. Nhúng giấy quỳ vào nước tiểu tầm 1-2 giây rồi đợi 10 giây. Sau đó hãy so sánh màu trên giấy quỳ với bảng màu đi kèm. Giấy quỳ càng đỏ chứng tỏ bạn càng dư axit, ngược lại nếu giấy quỳ càng xanh thể hiện bạn đang dư kiềm. Hãy nhớ rằng, độ pH nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn bạn tiêu thụ.

Thực phẩm nào có tính axit?

Thực phẩm có tính axit có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa và cũng khiến thận làm việc nhiều hơn. Thực phẩm có tính axit được chia thành các nhóm:

  • Thịt gia súc, gia cầm
  • Trứng
  • Bơ sữa (đặc biệt là bơ và pho mát)
  • Ngũ cốc
  • Thực phẩm tinh chế (đường, gạo trắng và bột mì)

Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống mà chỉ cần duy trì chúng khoảng 20% lượng thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Thực phẩm nào có tính kiềm?

Trái cây và rau quả tạo môi trường kiềm cho cơ thể nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của bạn, giảm tải cho thận, dễ tiêu hóa.

Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm phổ biến có tính kiềm:

1. Thực phẩm có màu xanh đậm

Dưa chuột, cần tây, rau lá xanh (cải xoăn, rau bina..), rau mầm rất tốt do chúng giúp tăng lượng oxy mà máu có thể hấp thụ.

2. Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, quýt) là những loại trái cây có tính kiềm nhiều nhất mà chúng ta ăn hiện nay. Tuy một số có vị chua nhưng axit citric có trong trái cây họ cam quýt khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nước và các chất kiềm khác, vì vậy bạn nên thêm chanh vào khẩu phần nước mỗi ngày.

3. Rau họ cải

Một trong số các loại rau có tính kiềm cao nhất là rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và bắp cải con (brussels spout). Rau họ cải có chứa isothiocyanate, một phân tử giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể con người. Vì thế bạn hãy ăn nhiều rau họ cải để tăng độ kiềm cho cơ thể và chống lại ung thư.

4. Quả mọng

Đừng bỏ qua những loại quả mọng nước! Những loại quả mọng nước có lượng đường thấp như dưa hấu, đu đủ và dứa là đề cử sáng giá trong danh sách những trái cây có tính kiềm.

5. Nho khô, quả hạch + các loại hạt

Nho khô và chà là có tính kiềm cao, vì thế đừng quên mang theo một ít cùng với quả hạch và các loại hạt khi bạn đi bên ngoài. Nho khô giúp cơ thể giữ nitơ, cần thiết để máu kiềm tái tạo cơ bắp. Và hạnh nhân rất giàu canxi và magiê, giúp ích cho quá trình kiềm hóa cơ thể.

Một số lựa chọn khác

Quả bơ, rau củ (củ cải đường, cà rốt, khoai lang), atisô, dưa chuột, măng tây, ớt chuông, các loại thảo mộc và gia vị (rau mùi tây, gừng, ớt bột, bột nghệ).

Tóm lại, mục đích ăn các loại thực phẩm có tính kiềm là để cân bằng với các loại thực phẩm có tính axit, từ đó hạn chế các bệnh tật.

Thanh Nhàn – Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.