Nước Nga ghi nhận một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ngay khi chào đời. Đây là trường hợp thứ ba trên thế giới nhiễm virus Vũ Hán ngay khi lọt lòng mẹ.

Các quan chức y tế Nga ngày 17/5 xác nhận một em bé mới sinh ở thành phố Beslan, thuộc Bắc Ossetia đã mắc bệnh COVID-19. Mẹ bé cũng bị nhiễm virus Vũ Hán, theo hãng tin TASS (Nga),

Cả hai mẹ con hiện trong tình trạng sức khỏe tốt. Ông Hassan Tagaiev – trưởng khoa sản thuộc bệnh viện nơi em bé trên chào đời, cho biết có tới 17 trong số 35 thai phụ chuẩn bị sinh con tại bệnh viện này đã cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán.

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, các quan chức y tế Peru thông báo một trẻ sơ sinh ở nước này đã nhiễm virus Vũ Hán và là ca thứ hai trên thế giới.

Trước đó nữa, báo Guardian (Anh) đưa tin nước này ghi nhận một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ngay sau khi chào đời. Mẹ bé – được đưa đến bệnh viện vài ngày trước khi sinh vì nghi bị viêm phổi, cũng có kết quả dương tính với virus corona. Tuy nhiên các bác sĩ không biết liệu đứa trẻ mắc bệnh từ trong bụng mẹ hay bị nhiễm virus trong khi sinh.

Dịch Covid-19 xảy ra đến nay 5-6 tháng, cơ chế lây truyền hiện chưa thấy có sự thay đổi. Bệnh vẫn lây qua đường hô hấp, lây theo giọt bắn. Con virus nhỏ li ti cùng giọt nước bắn ra ngoài không khí, người tiếp xúc gần hít phải thì bị lây bệnh.

Đường lây khác của virus SARS-CoV-2 theo sương mù khuếch tán, lơ lửng trong không khí thì dù tiếp xúc xa cũng bị. Ở trong môi trường kín điều hòa như xe buýt, virus có thể lửng lơ lâu hơn chút, nhưng sau đó sẽ rơi xuống các mặt dụng cụ. Tay của người lành sờ nắm các vật dụng cụ có đưa lên mắt, mũi, miệng thì bị lây…

Trẻ em ít bị mắc COVID-19 và không bị nặng như người lớn. (Ảnh: Manuel Darío Fuentes Hernández/Pixabay)

Vì sao trẻ em ít bị tử vong khi nhiễm virus corona?

Về phần trẻ em, chúng hoàn toàn có thể mắc COVID-19. “Một lý do chúng ta không thấy có nhiều ca bệnh ở trẻ em là vì chúng đã được bảo vệ ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát, cha mẹ đã giữ trẻ tránh xa căn bệnh này” – bác sĩ MacDermott nhận định.

Thông thường, trẻ em dưới 5 tuổi bị cúm sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn, đặc biệt biến chứng sẽ nặng hơn đối với trẻ có vấn đề sức khỏe khác như hệ miễn dịch kém hoặc bị hen suyễn. Nhưng nhìn chung, virus SARS-CoV-2 có vẻ ảnh hưởng nhẹ hơn ở trẻ em, theo BBC.

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt và có xu hướng phản ứng thái quá. Đó là lý do vì sao trẻ hay sốt khi bị bệnh. Theo BBC, có một số bệnh lúc nhỏ mắc phải sẽ tốt hơn khi lớn lên, điển hình là bệnh thủy đậu vì cách cơ thể phản ứng với căn bệnh cũng khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.

Trong khi đó, nguyên nhân chính dẫn để tử vong ở bệnh nhân COVID-19 là do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của virus. “Trẻ em dường như không có phản ứng miễn dịch tương xứng khi virus này (corona) xâm nhập vào cơ thể và một số trẻ dường như không có triệu chứng. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này” – bác sĩ MacDermott nhận định