Viêm màng não do siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh thường lây qua đường hô hấp và dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, trong một số trường hợp nặng có thể gây ra tử vong. Sốt, đau đầu, nôn… là những triệu chứng của viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần phải lưu ý.
 

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống. Nguyên nhân chính do các vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae type B (Hib). Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp.

Trẻ mắc bệnh viêm màng não thường là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng, hoặc do bị bệnh viêm mũi họng lâu ngày nhưng không điều trị đúng cách hoặc không tới nơi tới chốn. Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang và đó cũng có thể là biến chứng cơ hội của phẫu thuật não, đầu hay cổ, theo Tuổi Trẻ.

Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
Ảnh minh họa.

Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não gồm:

Khó quay đầu, không thể duỗi thẳng chân

Triệu chứng viêm màng não ở trẻ điển hình nhất là cứng cơ dẫn đến việc khó quay đầu, duỗi thẳng chân.

Trẻ sẽ không nhận thấy triệu chứng này, nhưng hãy để ý nếu trẻ thường ôm đầu hoặc cảm thấy cổ chúng ít linh hoạt hơn bình thường.

Lúc này, bố mẹ hãy thử cho cằm của con chạm ngực. Nếu cằm vào ngực mà không có bất cứ khó khăn gì là ổn. Nếu khó chịu và thậm chí là đau khi cằm chạm ngực, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Đau bụng, buồn nôn

Người bị viêm màng não thường mất cảm giác thèm ăn. Điều này xảy ra một phần do buồn nôn liên tục, có thể kèm theo đau bụng và nôn.

Sốt đột ngột

Ngoài cứng cơ, sốt đột ngột là triệu chứng thưởng gặp ở trẻ viêm màng não. Cơ thể trẻ run rẩy và luôn cảm thấy lạnh. Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên rất nhanh và rất khó có thể hạ xuống.

Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
Thực tế, đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, vì thế bố mẹ cần để ý thêm các dấu hiệu khác để đưa ra kết luận xem trẻ có bị viêm màng não hay không?

Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não hay không.

Đau đầu, rối loạn ý thức

Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.

Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
(ảnh: Brightside).

Buồn ngủ mọi lúc

Nếu phần vỏ não kiểm soát ý thức và sự tỉnh táo bị nhiễm trùng, có thể dẫn tới mất tỉnh táo hoặc rất mệt mỏi, gây buồn ngủ hoặc cảm giác buồn ngủ mọi lúc.

Động kinh, bất tỉnh

Một số trường hợp viêm màng não có biểu hiện động kinh hoặc ngất xỉu. Nó chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi-rút ảnh hưởng tới vùng kiểm soát ý thức. Trên thực tế, bất tỉnh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm màng não thường bị bỏ qua.

Phát ban, nổi mề đay

Trẻ bị viêm màng não cũng dễ bị phát ban, nổi mề đay. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể liên quan đến một số bệnh khác. Để nhận biết chính xác trẻ có bị viêm màng não hay không, hãy thử làm theo cách sau:

Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
Lấy một cốc thủy tinh, đặt lên phần da bị nổi ban, ấn mạnh tay cho đến khi nó chuyển sang màu nhạt. Nếu các đốm ban nổi lên mờ nhạt chứng tỏ trẻ không phải bị viêm màng não. Ngược lại, nếu nốt ban hiện rõ qua lớp thủy tinh nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay (ảnh: Brightside).

Thóp bị phồng lên ở trẻ mới sinh

Trẻ bị viêm màng não cũng biểu hiện ở việc thóp phồng lên. Nếu thóp phồng lên bất thường đi kèm triệu chứng khác, phụ huynh cần đưa con em tới bác sĩ ngay.

Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
Viêm màng não cần được chẩn đoán sớm, điều trị bằng kháng sinh kịp thời, cứu sống bệnh nhân và tránh được di chứng (ảnh: Sống Khỏe).

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở của trẻ: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường…

Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch để làm giảm nguy cơ mắc viêm màng não và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm do virút cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị… có thể gây viêm màng não.

H.H