Gan là bộ phận gánh vác nhiều trọng trách của cơ thể, đặc biệt là chức năng bài độc. Nếu như gan không tốt, không có khả năng thải độc tố ra ngoài một cách hữu hiệu, sẽ dẫn đến bách bệnh cùng phát.

Gan là cơ quan tối ngày bận rộn trong cơ thể, phụ trách tiêu hóa, giải độc, bài tiết, dự trữ và oxy hóa… Rất nhiều vấn đề không tìm được nguyên nhân như tiêu hóa kém, dễ mệt nhọc, thường ngày cáu kỉnh và phiền muộn, khô mắt, thân thể hôi, miệng khô… đều có thể là báo hiệu gan không tốt. Gan hoạt động quá sức sẽ làm giảm công năng bài độc.

Nguyên nhân khiến gan kém cũng rất nhiều, như hút thuốc, uống rượu, thức khuya, ăn nhiều thực phẩm nhiều đường muối dầu, hoặc trường kỳ làm việc quá sức, khiến gan của chúng ta khó có thể gánh vác được.

Công năng gan suy yếu, bách bệnh sinh

Gan suy yếu, có thể khiến da mất đi vẻ rực rỡ, ngứa da, vàng da, đồng thời còn khiến bài tiết mật kém, không thể phân giải thức ăn tốt, dẫn đến trướng hơi, tiêu hóa kém, táo bón. Gan kém cũng sẽ khiến bắp thịt cùng cơ thể và các tổ chức khác xơ cứng, đau lưng và khô mắt. Ngoài ra tính khí cũng dễ lên xuống thất thường, còn có thể dẫn đến giảm thị lực, ù tai, ngất xỉu, mất ngủ, dị ứng, xuất huyết đại tràng …

Người công năng gan kém cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần 5 loại nguyên liệu nấu ăn giúp nâng cao năng lực giải độc của gan, là có thể bảo dưỡng gan.

1. Nghệ

Nghệ có chứa curcumin có thể tăng cường chức năng gan, đẩy mạnh bài tiết dịch mật, ức chế viêm nội tạng, có thể tăng cường hoạt động của tâm tạng. Đối với việc giảm bớt tổn thương do rượu và gánh nặng gan nhiễm mỡ đều có kết quả tốt.

Vì curcumin hòa tan trong mỡ, khả năng hấp thu của cơ thể lại kém, nên có thể ăn cùng với các loại chất béo như bơ, dầu oliu, dầu dừa. Ăn cùng các loại đậu giàu lecithin như đậu nành cũng có thể làm tăng khả năng hấp thu curcumin. Một số công thức cho phép lên men tinh bột nghệ để tăng cường tính khả dụng của curcumin.

2. Các loại gan

Tục ngữ có câu ăn gì bổ nấy, quả là đúng với trường hợp này. Gan chứa nhiều protein tốt, các loại vitamin và khoáng chất như sắt, acid folic. Acid folic có thể thúc đẩy hoạt tính tái sinh của tế bào, sửa chữa và bảo hộ các tế bào gan đã bị tổn thương, giúp chúng quay về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên các loại gan chứa nhiều sắt và cholesterol, người bị bệnh gan bời vì công năng gan kém, không thể xử lý sắt tốt, nên ăn nhiều thì trái lại phản tác dụng. Do đó đối với các loại gan giàu sắt thì chỉ ăn lượng vừa phải.

Một số nơi có tập quán ăn gan sống hoặc tái… tuy nhiên vì lý do an toàn thực phẩm, điều này nên hết sức tránh. Khi mua nên chọn gan còn tươi, có màu sắc đặc trưng,  không có các đốm trắng hay đốm đỏ hay các biểu hiện bất thường khác để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất.

3. Mè đen

Các nghiên cứu cho thấy mè đen có thể bảo vệ gan, chống lão hóa. Mè đen chứa nhiều vitamin E, khoáng chất và chất xơ, có thể tăng cường chức năng gan, thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết, tăng cường khả năng chống oxy hóa, chống suy lão, làm đen tóc.

4. Rau mầm súp lơ xanh

Rau mầm súp lơ xanh là một loại rau họ cải chứa nhiều vitamin, khoáng tố và các chất mang hoạt tính sinh học cao thuộc nhóm flavanoid, carotenoid, sulforaphane và indole, có thể hỗ trợ gan hóa giải các độc tố và đào thải nhiều chất độc hại gây ung thư, trung hòa những gốc tự do trong tế bào.

5. Con hàu

Con hàu cùng với loài hến chứa nhiều taurine, có thể tăng cường chức năng giải độc của gan, giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực. Taurine cũng được dùng làm thuốc điều trị viêm gan.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Đại Hải

Xem thêm: