Không có 2 vòng cơ thắt bằng cơ vân như nam giới, phụ nữ chỉ có 1 vòng cơ thắt do đó nếu thời gian dài nhịn tiểu, cơ vòng sẽ mệt mỏi, nhão, từ đó dẫn đến tiểu dắt; lâu dài gây lão hóa, dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu.

Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Trên con số này, bạn sẽ có cảm giác rất mót, 600ml thì đau tức không thể chịu được.

Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để giục bạn chạy đến nhà vệ sinh gần nhất. Song, bạn lại thường xuyên kìm nén việc giải tỏa tự nhiên này. Nhưng nhịn tiểu bao lâu được xem là bình thường?

Theo tiến sĩ Neil Grafstein, Khoa tiết niệu Bệnh viện Mount Sinai ở New York, Mỹ, tuy không có con số quy định chính xác số lần một người bình thường nên đi tiểu, nhưng hầu hết mọi người sẽ đi tiểu với tần suất dao động từ 4 – 7 lần trong một ngày, trong đó có 1 lần vào ban đêm.

Nữ giới nhịn tiểu lâu có nguy cơ vô sinh

Cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ “gần gũi” thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau.

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.

Nhịn tiểu gây ra tiểu dắt

Không có 2 vòng cơ thắt bằng cơ vân như nam giới, phụ nữ chỉ có 1 vòng cơ thắt do đó nếu thời gian dài nhịn tiểu, cơ vòng sẽ mệt mỏi, nhão, từ đó dẫn đến tiểu dắt; lâu dài gây lão hóa, dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu.

Ngoài ra, do kết cấu các bộ phận trong bàng quang của nữ khá phức tạp, hệ thống tiết niệu dễ bị vi khuẩn xâm hại hơn nam giới. Nhịn tiểu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, gây viêm nhiễm đường niệu đạo mà còn gây tiểu nhiều, tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu buốt và cả bụng dưới khó chịu v.v.

Thường ngày chú ý uống nhiều nước, đi tiểu nhiều

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo phụ nữ không nên chờ khát mới uống nước, đặc biệt là những người vận động nhiều.

Nên chú ý ăn nhạt, thanh đạm, ít dầu mỡ. Nếu ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc ăn mặn, nên uống nhiều nước hơn thường ngày. Trời lạnh nên uống nước ấm, trước khi ngủ và sau khi thức dậy nên uống 2 cốc nước lọc, trời lạnh cũng nên uống để giúp cho nước tiểu kịp thời đẩy ra ngoài, tránh vi khuẩn ở trong đường tiết niệu phát triển.

Theo health
Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.