Bệnh viện Nhân dân Hải Ninh (Chiết Giang, Trung Quốc) đã tiếp nhận nữ bệnh nhân họ Vương, 59 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó chịu, liên tục nôn ra máu. 

Người phụ nữ bị chảy máu dạ dày, suýt chết sau khi ăn măng
Bà Vương đang điều trị tại bệnh viện Nhân dân Hải Ninh. (Ảnh: Sohu)

Theo Sohu , sau bữa tối, bà Vương cảm thấy khó chịu và liên tục nôn ra máu. Khi được chuyển tới bệnh viện, bà tiếp tục nôn thêm 3 lần nữa với lượng máu khoảng 3l – tương đương 70% máu trong cơ thể.

Các bác sĩ chẩn đoán, bà Vương bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng cần phẫu thuật gấp. Sau 7 tiếng phẫu thuật, bà Vương đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Người phụ nữ bị chảy máu dạ dày, suýt chết sau khi ăn măng
Măng khiến dạ dày của bà Vương xuất huyết nghiêm trọng. (Ảnh: Sohu)

Theo Sohu , bà Vương có tiền sử mắc bệnh xơ gan suốt 10 năm. Tối hôm phát bệnh, bà đã ăn rất nhiều măng.

Bác sĩ cho hay, tĩnh mạch của bà Vương giống như “bong bóng”, rất mỏng. Khi bà ăn thức ăn thô, giàu chất xơ, nó sẽ chà xát vào mạch máu khiến mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết nội, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo, măng là thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, trào ngược thực quản… Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều măng có thể nôn ra máu, phân đen.

Người phụ nữ bị chảy máu dạ dày, suýt chết sau khi ăn măng
Chất xơ trong mămg khiến đầy bụng, khó tiêu… (Ảnh: Sohu)

Những đối tượng cần phải hạn chế ăn măng

1. Người mắc bệnh tiêu hóa hay xơ gan

Măng chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu, dễ chảy máu dạ dày, thực quản. Đặc biệt, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn với bệnh nhân xơ gan.

2. Người bị sỏi niệu đạo

Măng chứa axit oxalic có thể kết hợp với canxi trong cơ thể hình thành sỏi. Do đó những người bị sỏi tiết niệu nên tránh ăn măng.

3. Trẻ em và người già

Do axit oxalic có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể nên người già và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn măng.

4. Người bị dị ứng

Măng làm bệnh dị ứng thêm nghiêm trọng vì vậy những người có cơ thể nhạy cảm với thực phẩm cũng nên cẩn trọng.

H.H