Bạn đã bao giờ nghe nói rằng làm việc thiện hay ác đều có ảnh hưởng đến thọ mệnh của con người? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là những kết luận mang tính khoa học thu được thông qua nghiên cứu.

Thông qua cuộc khảo sát và điều tra nghiên cứu của Đại học Yale và Đại học California với trên 7.000 người dân sống ở quận Alameda, bang California, cùng với kết quả điều tra theo dõi của Trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Michigan trên 2.700 người, suốt 14 năm không ngừng nghiên cứu đã đưa đến cùng một kết luận: Làm việc thiện và ác thật sự ảnh hưởng đến thọ mệnh tốt xấu của một người.

Làm việc thiện hay ác đều ảnh hưởng đến sức khỏe

Các nhà nghiên cứu về chủ đề “Làm thế nào mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của con người” đã chỉ ra rằng: những người luôn sống vui vẻ hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ người khác thường có tuổi thọ cao hơn, đặc biệt nó càng nổi bật ở những người đàn ông.

Ngược lại, những người hay tự tư, ích kỷ, lúc nào cũng ôm giữ ác niệm, hại người, không hoà đồng với mọi người thường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người thường từ 1,5 đến 2 lần. Người có tính lầm lì, cô độc, không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bình thường. Hơn nữa những người thuộc dân tộc khác nhau, mức thu nhập cao thấp, phong cách sống hay việc rèn luyện thân thể đều không mang tính ảnh hưởng đến kết luận này.

Tại sao làm việc thiện có ảnh hưởng đến sức khỏe và thọ mệnh? Nghiên cứu về mối quan hệ với tỉ lệ tử vong ở con người (Ảnh chụp màn hình từ internet)
Nghiên cứu về mối quan hệ với tỉ lệ tử vong ở con người (Ảnh chụp/ internet)

Ngoài ra, còn có một kết luận nghiên cứu tương tự từ năm 1958, một bác sĩ tim mạch nổi tiếng người Mỹ – Tiến sĩ Williams đã tiến hành cuộc nghiên cứu theo dõi trên 225 sinh viên y khoa trong suốt 25 năm. Ông phát hiện ra rằng những người có tính cách khoan dung chỉ có tỷ lệ tử vong ở mức 2,5%, trong khi đó những người mang tính luôn thù địch hay dữ dằn thường có tỷ lệ tử vong cao tới 14%.

Điều đáng giá của khám phá đó là: Trong những đối tượng của nghiên cứu này, tỷ lệ người mắc bệnh tim ở người ‘xấu’ cao hơn gấp 5 lần ở người ‘tốt’.

Tu dưỡng đạo đức mang lại nhiều lợi ích về tuổi thọ

Những người tốt không chỉ được kéo dài tuổi thọ mà còn khỏe mạnh hơn, vậy là do nguyên nhân nào? Các chuyên gia tin rằng một phần màng tế bào trong bộ não con người luôn hiện diện một thụ thể morphine. Khi tâm trí của một người luôn nuôi dưỡng lòng từ bi và làm việc thiện lương thì đại não sẽ sản sinh ra một loại morphine tự nhiên giống như thuốc an thần – endorphins. Nó sẽ thông qua các thụ thể morphine ở màng tế bào, đem lại một cảm giác dễ chịu, hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác. Họ như được ban tặng món quà thiện lương, cảm nhận được sự biết ơn từ những người được giúp đỡ, lòng tốt, niềm tin cùng nhiều năng lượng tích cực khác. Từ trong sâu thẳm bên trong, họ cảm nhận được rất nhiều sự ấm áp và hài lòng, tinh thần thoải mái và hạnh phúc, do đó những người tốt tự nhiên sẽ có được một lối sống lành mạnh và tuổi thọ được gia tăng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong định nghĩa mới về sức khỏe, đã kết hợp yếu tố tinh thần, liên quan đến “tu dưỡng đạo đức” vào phạm vi sức khoẻ. Một người khỏe mạnh không chỉ do khía cạnh của sức khỏe thể chất, mà còn bao hàm về tinh thần. Về ý nghĩa tu dưỡng đạo đức như sức khỏe tinh thần, bao gồm: không làm tổn hại đến lợi ích của người khác để đáp ứng nhu cầu riêng của mình, biết phân biệt thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, danh dự hay quan niệm không tốt, có thể phù hợp với các chuẩn mực hành vi xã hội để ước thúc bản thân và chi phối tư tưởng và hành vi chính mình.

Người hay làm việc thiện có thể tăng cường hệ thống miễn dịch

Người thiện lương chính trực trong tâm thường có tâm hồn rất trong sáng vô tư, tâm lý ổn định, nó có thể kích thích thúc đẩy tăng cường nội tiết tố có lợi hơn đối với con người chẳng hạn như các enzyme hay acetylcholine v.v. Đồng thời giúp kích thích điều chỉnh tuần hoàn máu, giúp tế bào thần kinh hoạt động ở trạng thái tốt nhất, do đó nâng cao sức đề kháng cơ thể với bệnh tật, thân thể được khỏe mạnh, tuổi thọ được kéo dài.

Ngược lại, những người không phù hợp với quy chuẩn đạo đức xã hội, có những hành vi xấu như trộm cắp, tham nhũng, làm trái pháp luật, hành vi bất chính… thường xuyên phải sống trong sợ hãi, căng thẳng, hốt hoảng lo sợ, gánh nặng tinh thần lớn dễ làm cho huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, rối loạn hệ thống nội tiết, can thiệp đến quá trình sửa chữa tái tạo tế bào hay các phản ứng sinh lý bình thường của các cơ quan và các mô khác nhau, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, một loạt các căn bệnh trong tâm và thân không mời mà đến. Do đó, những người như vậy thọ mệnh tự nhiên sẽ bị rút ngắn hơn.

Bác sĩ Martins người Brazil sau 10 năm nghiên cứu, tuy không cùng thảo luận nhưng cũng đưa ra kết quả trùng hợp như đề cập ở trên.

Những người có hành vi tham nhũng hối lộ và phạm tội lặp lại thường dễ bị mắc các chứng bệnh như ung thư, bệnh tim, xuất huyết não, thần kinh mẫn cảm và các triệu chứng khác dẫn đến rút ngắn tuổi thọ.

Một góc nhìn khác từ quan điểm của hệ thống miễn dịch, người hay làm việc tốt thường có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Trong một thí nghiệm của Đại học Harvard, các học sinh được cho xem phim tài liệu về một người phụ nữ Mỹ dành cả cuộc đời sống ở Kolkata để giúp đỡ những người khuyết tật và khó khăn. Sinh viên xúc động sâu sắc, sau đó họ đã tiến hành các phân tích nước bọt của những sinh viên này và tìm thấy lượng globulin miễn dịch A tăng lên nhiều so với trước khi xem bộ phim tài liệu. Hơn nữa loại kháng thể này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, vì vậy việc xem bộ phim tài liệu về những việc làm tốt này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của họ.

Tóm lại, nâng cao phẩm chất đạo đức, hành thiện tích đức, cố gắng làm người tốt có thể kéo dài tuổi thọ. Giống như Thiệu Ung thời Bắc Tống đã từng nói: “Người mà thích làm việc thiện trượng nghĩa, tấm lòng nhân ái thì tuổi thọ sẽ càng được gia cường.” Do đó nếu bạn muốn sống có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, hãy tích cực làm việc thiện!

Theo Secretchina
My My biên dịch

Xem thêm: