Khi thấy xuất hiện triệu chứng của sự mệt mỏi thường xuyên hoặc là cảm lạnh, cúm, đau lưng, ho, dị ứng, đau cơ, sốt, viêm khớp, lo âu… đó là lúc bạn có thể nghĩ đến giác hơi để giải độc cho cơ thể. Phương pháp này độc đáo, nhanh gọn và hiệu quả nhưng cũng có một số điểm bạn không thể bỏ qua.

Giác hơi đã có lịch sử hàng ngàn năm và không phải chỉ thuộc riêng về Trung Quốc. Người Ai Cập cổ đại và các nước châu Phi khác, thổ dân Bắc Mỹ, người Hy Lạp cổ và những vùng khác ở châu Á, châu Âu đều đã sử dụng liệu pháp giác hơi với nhiều biến thể khác nhau. Một trong những tài liệu y học cổ xưa nhất thế giới là Ebers Papyrus đã mô tả lại cách người Ai Cập cổ sử dụng liệu pháp giác hơi vào năm…1550 TCN.

Giác hơi khá đơn giản. Ống giác làm từ thủy tinh, trúc, sành, sứ được chế tạo riêng biệt và được đặt lên da người bệnh để tạo lực hút. Theo truyền thống người ta sử dụng nhiệt, nhưng trường phái hiện đại sử dụng bơm tay để tạo môi trường chân không trong chiếc ống giác. Chính nhờ đó mà vùng mô ở bên dưới một phần bị hút vào ống giác, tùy thuộc vào lực hút. Bạn sẽ có thể cảm thấy hơi thít chặt ở vùng đặt ống giác nhưng thường là cảm thấy dễ chịu và giãn vùng cơ đau nhức. Nếu bạn thấy quá chặt thì có thể báo với người thực hiện để họ có thể điều chỉnh lực hút cho thoải mái hơn.

Mục đích chính của giác hơi là:

  1. Tăng cường tuần hoàn máu
  2. Giúp giảm đau
  3. Hút chất độc khỏi mô của cơ thể
(Ảnh: Trish233/iStock)
(Ảnh: Trish233/iStock)

Giác hơi thường gặt hái được kết quả tốt ở bệnh nhân có hội chứng mệt mỏi kinh niên, cảm lạnh, cúm, đau lưng, ho, dị ứng, đau cơ, sốt, viêm khớp, và lo âu.

Giác hơi là một phương pháp trị liệu có lợi cho hầu hết mọi người. Những ngoại lệ thường dễ nhận biết; liệu pháp giác hơi không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hay bệnh nhân dễ chảy máu và/hoặc không thể cầm máu được. Bên cạnh đó, không nên giác hơi lên vùng cơ thể có loét da, chàm, nhiễm trùng hay các mạch lớn.

Giác hơi có thể được thực hiện trong thời gian rất ngắn (30s-1 phút) hay kéo dài đến 20 phút. Thời gian này phụ thuộc vào bệnh nhân, tình trạng hiện tại, và dĩ nhiên là phụ thuộc vào người thực hiện nữa.

(Ảnh: Trish233/iStock)
(Ảnh: Trish233/iStock)

Vùng gia được giác hơi có thể chuyển sang màu đỏ, xanh hoặc màu tía. Sự đổi màu làn da có thể kéo dai từ vài ngày đến vài tuần. Bạn cũng có thể  cảm thấy hơi đau nhức, nhưng đừng lo lắng, điều này là bình thường. Sau khi giác hơi bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn và thích thú khi các cơ được giãn, thả lỏng. Cũng thật dễ hiểu tại sao giác hơi lại tồn tại trong nhiều thế kỷ qua và nay phổ biến ở trên toàn thế giới.

Theo Jennifer Dubowsky, một chuyên gia châm cứu được chứng nhận, hành nghề tại Chicago, Illinois từ năm 2002.

Đại Hải biên tập

Xem thêm: