Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hữu hiệu. Các loại chất kháng sinh đầu tiên đều được điều chế từ các nguồn thảo dược có sẵn trong thiên nhiên.

Thông thường, chúng ta vẫn dán mắt vào việc tìm mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh và luôn tự huyễn hoặc rằng đã là bệnh thì chỉ có thuốc mới trị được. Tuy nhiên, việc tự sử dụng kháng sinh đôi khi đáng sợ hơn bạn tưởng, có thể gây ra những biến chứng bệnh rất nguy hiểm, vì không phải mọi chất kháng sinh đều có thể sử dụng cho tất cả mọi người.

Những kháng sinh đầu tiên là từ thảo dược (Ảnh minh họa)

Một số loại thuốc kháng sinh còn có thể gây ra các phản ứng phụ như dị ứng da, hoặc có thể làm cho bạn cảm thấy mệt hơn. Hơn nữa, sử dụng kháng sinh không cần thiết qua nhiều năm sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, làm tình trạng kháng kháng sinh trở nên trầm trọng hơn cũng như làm tăng nguy cơ xuất hiện những loại siêu vi khuẩn kháng thuốc.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh, bạn nên sử dụng một số chất kháng sinh tự nhiên có trong các loại thảo dược rất quen thuộc mà có thể tìm thấy ngay trong gian bếp ở nhà. Chúng đặc biệt hữu hiệu để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm, cảm lạnh thường gặp vào mùa lạnh.

Nghệ

Củ nghệ có chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại virus. (Ảnh: Internet)

Nghệ từ lâu đời đã nổi tiếng với công dụng chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Củ nghệ có chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại virus. Khả năng kháng viêm của nghệ cực mạnh, do đó, không thể thiếu nếu bạn muốn ngăn chặn cảm cúm, cảm lạnh.

Tất cả những gì bạn cần làm: Uống bột nghệ với nước ấm, pha tinh bột nghệ với sữa ấm hoặc trộn bột nghệ với mật ong và sử dụng 5-6 lần trong ngày để đạt hiệu quả sớm nhất.

Quế

Quế có khả năng kháng khuẩn cực mạnh. (Ảnh: Internet)

Quế có khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Khi bị sốt, ho và cảm lạnh, sử dụng quế sẽ giúp giảm ho và cảm lạnh. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, quế giúp chữa mệnh môn rối hỏa như chân tay lạnh buốt, lạnh lưng, đau đầu gối, mạch nhỏ, đau bụng, nôn mửa, kinh bế, tiểu tiện khó khăn. Do đó có thể ngăn chặn những triệu chứng bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Tất cả những gì bạn cần làm: Thêm một muỗng mật ong vào ¼ muỗng bột quế, sử dụng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp đánh bay triệu chứng tắc nghẽn mũi, đờm ứ đọng ở họng.

Gừng và mật ong

Cả gừng và mật ong đều là những loại gia vị có tính kháng sinh cực mạnh có thể điều trị cảm cúm. (Ảnh: Internet)

Cả gừng và mật ong đều là những loại gia vị có tính kháng sinh cực mạnh có thể điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Gừng và mật ong có thể giúp giảm đau cổ họng, đồng thời giúp giảm ho một cách tự nhiên.

Mật ong từ lâu đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng như một loại chất kháng sinh tự nhiên để bảo vệ làn da cũng như kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Chúng ta đều biết rằng mật ong nguyên chất có thể được sử dụng để điều trị ho và nhiễm trùng đường hô hấp do đặc tính chất kháng khuẩn mạnh tương tự như thuốc kháng sinh.

Bởi vì trong mật ong có chứa hydrogen peroxide – một thành phần chống khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn chứa hàm lượng đường cao, có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của một số loại vi khuẩn.

Thêm vào đó, thực phẩm này chứa mức pH khá thấp. Điều này sẽ giúp hút ẩm ra khỏi vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị thiếu nước và chết dần.

Tất cả những gì bạn cần làm: Lấy một cốc nước sôi, thả vào đó vài lát gừng, sau đó bạn cho thêm mật ong. Trộn đều và uống 2 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn.

Dầu mù tạt

Dầu mù tạt có tính kháng khuẩn và kháng virus. (Ảnh: Internet)

Dầu mù tạt có tính kháng khuẩn và kháng virus, khi kết hợp với tỏi sẽ tạo nên một chất kháng sinh cực mạnh. Trong mù tạt chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như sắt, mangan, đồng… có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kháng viêm. Khi kết hợp tỏi sẽ tạo thành hỗn hợp kháng sinh cực mạnh.

Tất cả những gì bạn cần làm: Sử dụng 6 muỗng dầu mù tạt và đun nhỏ lửa cho nóng lên, thả vào đó 2-3 nhánh tỏi thái lát. Sau đó bạn để nguội, rồi xoa lên ngực, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tinh dầu OREGANO (kinh giới dại)

Tinh dầu oregano có đặc tính kháng khuẩn mạnh. (Ảnh: Internet)

Trong tinh dầu oregano, người ta tìm thấy một thành phần có tên là Carvacrol. Không những vậy nó còn chứa dầu pinen, limonene, thymol, ocimene và caryophyllene, những chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tăng cường tiêu hóa, chống co thắt, long đờm, giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Không chỉ thế, lá oregano còn được chứng minh là có tác dụng giúp điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng v..v.

Lưu ý: Nếu bạn muốn sử dụng chất kháng sinh này với mục đích điều trị các bệnh da liễu do nhiễm trùng nấm men, hãy pha thêm vài giọt tinh dầu oregano vào nước. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên vùng da cần điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bằng máy xông tinh dầu để giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng. Tuyệt đối không nên ăn, nuốt hoặc thoa trực tiếp tinh dầu oregano lên da mà không pha loãng.

Chiết xuất tỏi

Từ rất lâu con người đã biết cách dùng tỏi chữa nhiều bệnh như nghẹt mũi, đầy hơi trướng bụng, cảm cúm, viêm xoang cấp…

Những tép tỏi tươi có chứa chất allicin mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Vốn được xem như một chất kháng sinh tự nhiên tuyệt vời, tỏi còn được dùng để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài ra… và còn là một loại thảo dược giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể dễ dàng mua dầu hoặc chiết xuất tỏi ở các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm gần nhà của bạn. Hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể tự làm dầu tỏi bằng cách ngâm vài tép tỏi trong dầu ô liu.

Lưu ý khi dùng tỏi:

Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc làm loãng máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng tỏi như một loại chất kháng sinh. Việc dùng tỏi với liều lượng lớn có thể khuếch đại quá mức hiệu quả của loại thuốc này và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bạn cũng có thể đắp dầu tỏi trực tiếp lên miệng vết thương hoặc vùng da cần điều trị.

Ớt Habanero

Loại ớt này có thể ức chế bốn loại khác nhau của các vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm. (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu, loại ớt này có thể ức chế bốn loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau từ thực phẩm. Chúng chứa nhiều hợp chất capsaicin giúp lưu thông khí huyết, thông tắc khi bị viêm xoang và chống các loại virut gây cảm cúm rất hữu hiệu.

Chiết xuất từ rễ echinace (cúc dại)

Được xem là chất kháng sinh tự nhiên hàng đầu thế giới, thảo dược này được sử dụng làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm, viêm họng, ho kéo dài… và nó cũng giúp điều trị nhiễm nấm và vi khuẩn.

Chiết xuất hành tây

Chiết xuất hành tây có tính kháng khuẩn chống nấm hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Trong hành tây có allicin – một hợp chất lưu huỳnh tạo nên mùi hăng, cùng các dưỡng chất khác như vitamin C, axit amin cystein và các chất chống oxy hóa khác giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

Đinh hương

Đinh hương là một vị thuốc nam quý giúp gây tê dây thần kinh và giảm đau hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Đinh hương là một vị thuốc nam quý có chứa eugenol – chất gây tê tự nhiên giúp gây tê dây thần kinh và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra đinh hương còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, sát khuẩn, chữa đau đầu, kiểm soát lượng đường trong máu v.v.

Muối

Nước muối là giải pháp tuyệt vời giúp chữa đau cổ họng, giúp bạn nuốt thức ăn một cách dễ dàng mà không cảm thấy đau đớn. (Ảnh: Internet)

Nếu phổi và ngực của bạn đang bị đau do ho nặng và tắc nghẽn, thì nước muối là một trong những biện pháp tốt nhất để làm sạch chất nhầy từ đường hô hấp. Nước muối là giải pháp tuyệt vời giúp chữa đau cổ họng, giúp bạn nuốt thức ăn một cách dễ dàng mà không cảm thấy đau đớn. Đây là một trong những cách chữa cảm cúm, cảm lạnh tại nhà siêu hiệu quả. Bạn không cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ như khi uống thuốc kháng sinh.

Trong Đông y, muối biển thô hay còn gọi là muối chưa qua tinh chế rất giàu khoáng chất và có những đặc tính chữa bệnh nhất định. Trong đó, nước muối được đánh giá có tác dụng sát trùng rất tốt, vì vậy nó là bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả.

Tất cả những gì bạn cần làm: Lấy một cốc nước ấm, thêm nửa muỗng cà phê muối biển, hòa tan và súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Chúc Di (t/h)