Nếu bạn luôn có cảm giác thèm ăn mặc dù vừa mới “nạp năng lượng” xong, bạn hãy tham khảo những nguyên nhân dưới đây để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng liên tục thèm ăn cho dù vừa ăn xong chưa lâu? Nếu bạn đã từng như vậy thì chắc hẳn sẽ vô cùng lo lắng vì không biết mình đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì điều này thực sự nguy hiểm vì nó sẽ khiến bạn ăn uống mất kiểm soát, ăn liên tục và nạp quá nhiều calo vào người. Và dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bạn thèm ăn liên tục:

Do thời tiết

Sự sụt giảm nhiệt độ có thể sẽ kích hoạt hormone tâm trạng trong cơ thể bạn, gây ra sự thèm ăn và luôn cảm thấy đói. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những tháng mùa đông.

(Ảnh minh hoạ: Gia đình & Xã hội).

Khi bạn đói, sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cơn đói bắt đầu tiêu tan. Chính vì vậy, các nhà hàng thường giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để tăng sự thèm ăn của khách hàng.

Không ăn đủ protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn, do có khả năng giảm đói giúp bạn tự động tiêu thụ ít calo hơn trong ngày. Protein hoạt động bằng cách tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no và giảm nồng độ các hormone kích thích cảm giác đói.

Nếu bạn cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể, bạn sẽ không bị ám ảnh quá nhiều bởi suy nghĩ về thức ăn. Vậy nên, bạn sẽ cảm thấy đói bụng liên tục nếu không ăn đủ thực phẩm chứa protein.

Béo phì

Ai cũng biết việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, nhưng trong một chu kỳ luẩn quẩn, béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng ta luôn có cảm giác đói. Lượng chất béo dư thừa ở những người béo phì có thể khiến insulin tăng vọt, làm cho cảm giác thèm ăn tăng lên.

Thêm vào đó, các tế bào mỡ khiến cơ thể ít nhạy cảm hơn với hoóc môn no nê leptin. Chất béo tạo ra hoóc môn của chính nó, phần mỡ béo phì khiến những người bị béo phì có khuynh hướng cảm thấy đói hơn người có chế độ trao đổi chất bình thường và trọng lượng ở mức cho phép.

Stress

Theo Dân Trí, hoóc môn stress cortisol đi khắp cơ thể và “thuyết phục” cơ thể chúng ta ăn và ăn cho dù có cần calo hay không. Tuy ăn thêm là không cần thiết nhưng hoóc môn cortisol điều khiển bộ não làm cho bạn cảm giác ăn vẫn chưa đủ. Đó là lý do tại sao stress khiến mọi người ăn quá nhiều.

(Ảnh minh hoạ: Dân Trí).

Khi bị stress hãy tìm hiểu các loại thực phẩm để giảm triệu chứng này như hoa quả, rau xanh, uống nước đầy đủ…

Cường giáp

Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hoóc môn, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo. Hãy suy nghĩ tuyến giáp là một bộ phận hoóc ôn nội tiết tố tăng cường mọi thứ trong cơ thể. Vì vậy, quá trình trao đổi chất cũng tăng lên khi cường giáp và cảm giác luôn đói là kết quả dễ nhìn thấy.

Tuyến giáp cũng tham gia vào cảm giác no nê, nên cảm giác thèm ăn sẽ khó chịu hơn nhiều nếu tuyến giáp hoạt động quá mức.

(Ảnh minh hoạ: Dân Trí).

Ngoài ra, cơ thể đói kèm theo mệt mỏi, buồn bực, móng tay giòn hoặc rụng tóc. Đó là những dấu hiệu của cường tuyến giáp. Hãy theo dõi cẩn thận và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khoẻ tuyến giáp.

Hạ đường huyết

Lượng đường trong máu thấp có thể đến từ một số nguyên nhân, từ việc bỏ qua bữa ăn đến các vấn đề ở tuyến tụy. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ báo hiệu cần được tăng cường năng lượng. Cảm giác đói là dấu hiệu cho thấy não đang yêu cầu bạn nạp thức ăn để đủ lượng đường trong máu vào các tế bào. Do vậy, bạn sẽ có cảm giác đói và ăn nhiều hơn bình thường.

Sử dụng thuốc 

Cảm giác thèm ăn tăng lên là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm SSRI, steroid đối với các tình trạng như dị ứng hoặc lupus và thuốc chống động kinh. Bất kỳ loại thuốc nào bạn uống tức là một chất hóa học được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, không có nghĩa là ngừng dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc chuyển đơn thuốc để làm giảm thiểu các tác dụng phụ.

(Ảnh minh hoạ: Dân Trí).

Trầm cảm

Ăn có thể là cơ chế đối phó của những người bị trầm cảm hoặc lo lắng.

Holly Lofton, MD, Chuyên gia quản lý cân nặng và Giám đốc của Chương trình quản lý trọng lượng sức khoẻ tại Trung tâm Y tế NYO Langone, Mỹ cho biết: Một phần của vấn đề này là do chúng ta không đủ hoóc môn feel-good serotonin, do đó có xu hướng ăn nhiều để “xua” đi cảm giác tồi tệ.

(Ảnh minh hoạ: Gia Đình Mới).

Bệnh tiểu đường

Theo VTC News, bệnh tiểu đường hay tiểu đường type 2 là căn bệnh khiến cho bạn luôn cảm thấy đói. Tình trạng này xảy ra khi lượng glucose bị giữ lại trong máu thay vì được vận chuyển đi các tế bào khiến bạn bị đói hơn bình thường.

Làm việc nhiều

Làm việc nhiều hay tập luyện cường độ cao sẽ khiến bạn tốn nhiều năng lượng. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đói.

Mất ngủ

Ghrelin là một loại hormone khống chế cảm giác thèm ăn ở con người. Tuy nhiên thiếu ngủ hoặc ngủ ít hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ làm mất cân bằng lượng hormone ghrelin từ đó khiến bạn luôn thèm ăn.

(Ảnh minh hoạ: VTC News).

Mang thai

Phụ nữ khi mang thai sẽ thường thèm ăn hơn bình thường. Điều này rất dễ lý giải bởi thai nhi trong bụng rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng. Do vậy, những bà bầu thường cảm thấy đói và cần ăn hơn những người phụ nữ khác.

Không uống đủ nước

Khi bạn bị mất nước, trước khi có cảm giác khát, bạn sẽ cảm thấy đói. Bạn nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước khoảng 200ml, trong ngày nên bổ sung 1,5 đến 2,5 lít nước. Nên uống nước lọc, tránh nước uống có đường sẽ khiến não luôn làm cho chúng ta có cảm giác đói mặc dù đang nhấm nháp calo.

(Ảnh minh hoạ: Gia Đình & Xã Hội).

Video xem thêm: Cô gái đâm chết bạn trai vì bị chê béo còn muốn ăn kem

videoinfo__video3.dkn.tv||34da95ddf__