Theo thống kê, cứ dến dịp lễ cuối năm như Giáng sinh, mừng năm mới, số người tử vong vì bệnh tật lại gia tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Nhiều người đã không được tận hưởng những ngày nghỉ lễ bình yên mà họ thường xuyên phải đi xa để du lịch, kết hợp những bữa ăn uống chúc tụng linh đình, tăng tiêu thụ rượu bia cũng như trạng thái căng thẳng tâm lý cũng gia tăng.

Tất cả các yếu tố trên làm tăng cao các nguy cơ về tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều ngày nghỉ lễ quan trọng lại trùng với mùa đông, thời điểm nhiệt độ giảm thấp làm thu hẹp mạch máu, tăng cao áp lực cho tim.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã “giải oan” cho mùa đông và cho rằng nhiệt độ thấp không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đau tim. Nghiên cứu này so sánh mức độ đau tim giữa hai nhóm cư dân trong mùa nghỉ lễ Giáng Sinh là New Zealand và Hoa Kỳ.

Những buổi tiệc linh đình thế này sẽ làm cho tỷ lệ người mắc bệnh đau tim tăng vọt.
Những buổi tiệc linh đình thế này sẽ làm cho tỷ lệ người mắc bệnh đau tim tăng vọt. (Nguồn ảnh: huffingtonpost).

New Zealand là đất nước có nền văn hóa khá đặc biệt khi họ ăn mừng Giáng sinh vào thời điểm nóng nhất trong mùa hè của họ.

New Zealand nằm ở vị trí Nam bán cầu. Vì vậy những người dân ở đất nước này bắt đầu tận hưởng những mùa hè rực nắng từ tháng 12 cho đến tháng 2 năm sau. Kể từ khi trở thành thuộc địa của Anh, người dân New Zealand cũng tiến hành ăn mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 24/12 với các hoạt động tiệc tùng, hội hè, và du lịch giống như người Mỹ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Melbourne ở Úc đã đưa ra các dữ liệu cho thấy, người dân New Zealand cũng trải qua hàng loạt các cơn đau tim trong những ngày nghỉ lễ cho dù họ tiến hành các hoạt động ăn mừng vào những ngày tháng nóng nhất trong năm.

Họ đã tiến hành phân tích dữ liệu tử vong tại New Zealand từ năm 1988-2013 và tính ra số người chết trung bình mỗi năm. Tiếp theo đó, họ tính toán số người tử vong trong giai đoạn kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, tức khoảng thời gian kéo dài từ 25/12 đến ngày 7/1 năm sau. Kết quả so sánh cho thấy, tỷ lệ các ca tử vong về tim mạch tăng đến 4% trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, những người tử vong trong giai đoạn Giáng sinh cũng có xu hướng trẻ hơn qua mỗi năm và trẻ hơn so với những người tử vong vì bệnh tim ở những khoảng thời gian còn lại trong năm.

Một nghiên cứu vào năm 2004 đã đưa ra báo cáo phân tích thống kê cho thấy, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, có đến hơn 500 người chết vì bệnh tim mỗi năm trong khoảng thời gian Giáng sinh và mùa lễ mừng năm mới.

Những người tử vong trong giai đoạn Giáng sinh cũng có xu hướng trẻ hơn qua mỗi năm.
Những người tử vong trong giai đoạn Giáng sinh cũng có xu hướng trẻ hơn qua mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về nguyên nhân gây ra sự tăng vọt về bệnh tim mạch ở New Zealand trong mùa Giáng sinh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân sau có thể lý giải.

Những ngày lễ khiến cho những bệnh nhân mắc bệnh tim không thể chăm sóc bản thân một cách chu đáo vì họ phải di chuyển và tiệc tùng liên tục. Bên cạnh đó, người thân của họ cũng quá bận rộn trong việc chuẩn bị cho lễ hội nên ít chú ý đến họ hơn.

Giả thuyết thứ hai có tên là “khả năng trì hoãn cái chết”. Đây là một hiện tượng mà con người cố gắng trì hoãn thời điểm chết của mình hoặc đẩy nhanh nó lên để họ có thể chết trong một dịp có ý nghĩa đặc biệt như ngày Giáng sinh hoặc mừng năm mới.

Đông y cũng có câu vui quá hại tâm, mùa lễ hội khi con cháu sum vầy, sử dụng nhiều loại cồn kích thích, thức khuya hôm cũng có thể là yếu tố thúc đẩy cho bệnh nhân tim mạch phát bệnh dẫn đến tư vong.

Thanh Long sưu tầm

Xem thêm: