Nhận thức của y học cổ truyền đối với bệnh tật xuất phát điểm có tính thống nhất của nhân thể, trước tiên nhất định cần xét chứng để tìm nguyên nhân. Bệnh ngoài da tuy là biểu hiện ở bên ngoài, nhưng nguyên nhân bệnh tuyệt đại đa số là do âm dương, khí huyết trong cơ thể thiên thịnh hoặc thiên suy và sự mất điều hòa hoạt động của tạng phủ (Tỳ, Phế, Thận) dẫn tới.

Theo ghi chép y văn: “Đầu, mặt mọc mụn có quan hệ với nội nhiệt ngoại hư, phong thấp thừa cơ xâm nhập. Phế chủ khí, ngoài chủ bì mao, khí hư thì bì phu tấu lý khai mở, phong thấp vì thế mà dễ dàng đi vào cơ thể. Tỳ chủ cơ nhục, có nội nhiệt ắt Tỳ khí ôn, Tỳ khí ôn ắt cơ nhục sinh nhiệt vậy, thấp nhiệt giao tranh, thân thể biểu hiện ra là sinh mụn”.

Những điều này đã nói rõ ràng và đầy đủ bệnh ngoài da và nội tạng là có quan hệ. Rõ ràng, cổ nhân từ rất sớm đã bắt đầu nhận thức nguyên nhân bên trong chính là căn cứ phát bệnh, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện phát bệnh. Phần trên đa phần là phong, phần giữa là nhiệt, phần dưới là thấp.

Ngoài ra, cổ nhân đối với bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng cũng sớm đã có nhận thức. Như trong Chư bệnh nguyên hậu luận có ghi chép: “Chứng trạng nấm ngoài da (hắc lào), da thịt có ban chẩn ẩn như đồng tiền xu, dần dần to ra, hoặc tròn hoặc méo, ngứa đau ngày càng tăng, bên trong sinh trùng. Mà trong hắc lào đúng thực là có trùng vậy”,… Điều đó đã nói lên những năm 700 sau Công nguyên đời Tùy, Y học cổ truyền (YHCT) Trung Hoa tuy bị điều kiện khoa học hạn chế không thể chia ngành phân loại mà nói lên được bệnh nguyên khuẩn, nhưng đã xác nhận một số bệnh ngoài da là do bệnh nguyên vi sinh vật gây ra.

Cổ nhân đối với bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng cũng sớm đã có nhận thức. (Ảnh: youtube.com)

Dưới đây là một số triệu chứng mắc bệnh ngoài da hay gặp:

Ngứa

Ngứa là một triệu chứng chủ quan mà các bệnh về da thường gặp nhất, do da hoặc niêm mạc khi bị kích thích dẫn tới cảm giác muốn gãi.

Tây y cho rằng, khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, độc tố của côn trùng đốt, v.v. Các dưỡng bào sẽ tiết ra các hóa chất trung gian như: prostaglandin E2, prostaglandin H2, histamine, serotonin, cytokines IL-2. Các hóa chất trung gian này sẽ gây ngứa thông qua hệ thống dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra, mức độ ngứa có thể nặng, nhẹ khác nhau. Một số người đối với ngứa có thể chịu đựng, một số lại có cảm giác toàn thân ngứa ngáy, cần phải dùng bàn chải sắt gãi da hoặc dùng nước nóng ngâm rửa, cho đến khi da chảy máu mà thấy đau rát, cảm giác ngứa mới tạm thời giảm.

Thời gian ngứa cũng là có thể dài, ngắn tuỳ bệnh mắc phải, giai đoạn và thể trạng. Người ngứa trầm trọng kịch phát, phát ngứa thường có đặc điểm là có thời gian cố định. Có thể ngứa toàn thân hoặc cục bộ phát tác, người ngứa có tính giới hạn, phát sinh trên một bộ phận nào đó trên thân thể như chứng ngứa hậu môn, ngứa âm hộ, ngứa bìu… Thường viêm da thứ phát, do gãi có thể dẫn tới trên bề mặt da xuất hiện sẹo cào, trầy xước, mụn nhọt, vảy máu, lắng đọng sắc tố (ban nám), thấp chẩn (mụn nước) và chàm.

Đông y cho rằng, ngứa là do các nhân tố phong, thấp, nhiệt, trùng… lưu trú tại cơ phu mà dẫn tới, cũng có do tạng phủ, huyết hư mà dẫn tới.

1. Ngứa và ngũ tạng tương quan

Chức năng tạng phủ mất điều hòa, tâm hỏa thiêu đốt, huyết nhiệt sinh phong, lại cảm phải phong tà, liền bị ngứa ngáy, thường phát vào tiết Hạ chí. Can thận bất túc (huyết không đầy đủ), huyết hư can vượng, huyết không dưỡng bì phu, dẫn tới ngứa. Tỳ hư sinh thấp, uẩn khuất lâu ngày mà hóa nhiệt, ngoại cảm phong tà, cũng có thể dẫn tới bệnh. Phế khí hư nhược, vệ biểu bất cố, dễ cảm phong tà, dẫn tới ngứa ngáy.

Chức năng tạng phủ không điều hoà cũng có thể gây ra chứng ngứa, thường phát vào tiết Hạ chí. (Ảnh: facebook. com)

2. Các bệnh lở ngứa đều thuộc về Tâm

Có thể từ hai phương diện: Tâm chủ huyết mạch và Tâm tàng thần mà giải thích. Do huyết hư và huyết nhiệt đều có thể dẫn tới ngứa, có liên quan với tình trạng hư và thực của tạng Tâm. Tâm hỏa thịnh, hỏa độc uất kết tại mạch, huyết nhiệt mà sinh phong; tâm huyết hư, huyết hư sinh phong, cơ phu không được tư dưỡng, cũng có thể sinh ra ngứa.

Mặt khác, Tâm tàng thần, cảm giác ngứa cũng có tương quan mật thiết với tâm lý (lo lắng, uất ức) tinh thần biến đổi đều có thể dẫn tới ngứa. Người trưởng thành ngứa ngáy toàn thân, trên 10% là do nhân tố tâm lý dẫn tới, như viêm da thần kinh (Đông y gọi là ngưu bì tiễn) chủ yếu chính là cảm xúc khó kiểm soát, uất ức không thoải mái dẫn tới khí huyết mất điều hòa mà phát bệnh.

3. Ngứa do tà phong nhiệt, phong hàn hoặc thấp nhiệt

Các loại tà trên kết hợp với nhau, uẩn kết tại cơ phu, không được sơ tiết mà dẫn tới triệu chứng ngứa. Nhiệt độ tăng cao, kích thích mồ hôi bài tiết tăng nhiều, thấp tà xâm nhập vào bì phu, dẫn tới không thoải mái và ngứa, cũng có thể do phong tà lưu lại lâu trong cơ thể, hóa hỏa sinh táo, làm cho tân huyết khô cạn, cơ phu (thịt da) không được dưỡng mà dẫn tới ngứa ngáy.

Các loại tà khí kết hợp với nhau, uẩn kết tại cơ phu mà dẫn tới triệu chứng ngứa. (Ảnh: youtube.com)

4. Ngứa do hư chứng

Thường do bệnh mà nhân tố tân dịch và khí không đầy đủ, hoặc sau khi bệnh lâu ngày lại bị nhiệt bệnh; hoặc điều trị sai làm tổn thương tân – khí, dẫn tới khí hư vô lực không chưng bốc và vận hành tân dịch tạo ra mồ hôi. Tân dịch giảm xuống, ắt không có nguồn mà sinh mồ hôi, bệnh tà muốn ra mà không được, du hành trong da, do đó thân ngứa mà như trùng bò dưới da.

Chúng ta thông thường có thể thông qua những triệu chứng dưới đây biết được nguyên nhân mắc phải:

Ngứa do phong: Phát bệnh cấp, tính lưu động cao, biến hóa nhanh, ngứa không cố định một chỗ, di chuyển khắp người, lúc ngứa lúc đỡ.

Ngứa do thấp: Có mụn nước, loét, chảy nước, thẩm thấm chạy khắp, liên miên không dứt, rêu lưỡi trắng dày, mạch đa số trầm hoãn hoặc hoạt.

Ngứa do nhiệt: Da dẻ đỏ sưng, nóng rát, ngứa lẫn đau xen kẽ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi hồng, mạch huyền hoạt hoặc sác.

Ngứa do trùng: Ngứa đau khu trú; ngứa như trùng bò, nhiều vị trí cố định bị nóng hoặc ban đêm càng nặng.

Ngứa do huyết hư: Lan ra toàn thân, da dẻ khô táo, bong vảy; hoặc sừng hóa dày…, chất lưỡi nhạt, hoặc có hằn răng, mạch trầm tế hoặc hoãn.

Đau

Đau đớn là do khí huyết ngưng trệ, tắc nghẽn không thông dẫn tới. Đau cố định vị trí thường thuộc huyết ứ, đau không cố định vị trí thường thuộc khí trệ. Ngoài ra, đau do nhiệt đa phần màu da đỏ rực kèm nóng rát, đau do hàn đa phần màu sắc da không đổi, không nóng mà vừa mỏi vừa đau.
Đau do phong thấp đa phần không cố định vị trí, đau do hư thường thích ấn và chườm ấm, đau do thực thường cự án (không cho ấn) thích mát.

Tê bì

Tê bì do khí huyết vận hành không thông, kinh lạc trở trệ. (Ảnh: shutterstock.com)

Do khí huyết vận hành không thông, kinh lạc trở cách mà dẫn tới.

Như vậy, triệu chứng ngứa tuy không đau, nhưng dữ dội kịch liệt và khó nhẫn chịu. Thường làm người ta thâu đêm không ngủ, tâm phiền ý loạn; ảnh hưởng công việc, học tập và sinh hoạt với các mức độ khác nhau. Ngứa tuy phức tạp hay biến hóa, nhưng lại có quy luật tự thân (tức phong, thấp, nhiệt độc…), ngoại tà xâm nhập cơ phu tấu lý đóng kín, khí huyết bất hòa, tà khí không vượt được ra ngoài… toàn là cơ sở bệnh lý đó.

Khi bị chứng đó nên thẩm y luận trị, trước sau lấy điều hòa khí huyết, thấu tà ngoại xuất làm phép tắc trị liệu. Tuyệt đối không mù quáng, lương huyết giải độc, càng không được chưa phân biệt rõ ràng chúng bệnh lại lạm dụng thuốc bôi ngoài có chứa corticoid. Không chỉ không thể có hiệu quả lâu dài, mà còn có thể làm lỡ bệnh tình, mang đến rất nhiều hậu quả không tốt.

Theo wenku.baidu.com
Liên Hoa