Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Thời gian ủ bệnh thường 1-3 tháng sau khi bị cắn, hiếm khi dưới 10 ngày hoặc dài tới vài năm.

Ngày 25/2 vừa qua, nam thanh niên Phạm Văn Thách, 21 tuổi, Quảng Ngãi tử vong vì bệnh dại. Cụ thể, ba tháng sau khi bị chó cắn, vào đầu tuần trước, anh Thách bị sốt cao cùng nhiều biểu hiện giống bệnh dại, người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ thăm khám.

Bệnh dại ở người: Triệu chứng và các giai đoạn phát triển
Ảnh minh họa.

Chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh dại với những triệu chứng điển hình như sợ nước, sợ gió, đau họng… trung tâm y tế chuyển anh Thách đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi điều trị.

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ clip về một cháu bé nghi bị phát bệnh dại sau khi bị chó cắn. Clip nhanh chóng được mạng xã hội chia sẻ.

Theo chia sẻ của một tài khoản trên mạng xã hội, em bé này bị chó cắn nhưng sợ bị bố mẹ mắng nên không nói cho gia đình biết để tiêm phòng dại, tới lúc phát bệnh thì không kịp chữa trị. Trong đoạn clip, em bé liên tục thè lưỡi, phát ra âm thanh như chó sủa, liên tục kêu la, ôm đầu kêu khóc…

Tuy nhiên, theo Tri Thức Trẻ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, cho biết, trường hợp phát bệnh dại không phát ra tiếng kêu như chó. Qua clip được chia sẻ, bác sĩ Cấp nghi ngờ trẻ bị viêm thanh quản co thắt. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm đến đường thở của trẻ.

Vậy, bệnh dại là gì? Căn bệnh này nguy hiểm thế nào? Những giai đoạn phát triển bệnh?

Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Thời gian ủ bệnh thường 1-3 tháng sau khi bị cắn, hiếm khi dưới 10 ngày hoặc dài tới vài năm.

Năm 2017, cả nước ghi nhận 63 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trước đó năm 2016 cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại, tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014).

Bệnh dại có hai thể, bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.

Còn theo thông tin từ Viện Pasteur Tp.HCM, bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại.

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Đôi khi bạn có thể bị nhiễm bệnh qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và con người đều dẫn đến mất mạng.

Các giai đoạn của bệnh dại diễn biến như sau:

Giai đoạn tiền triệu chứng: Thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.

Giai đoạn viêm não: Thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như, sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Bệnh tiến triển tăng dần đến mức nạn nhân không thể uống nước, có những cơn co thắt hầu họng khi uống nước, khi thấy gió hoặc thậm chí chỉ nghe thấy tiếng nước chảy, gió thổi. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ.

Đồng tử giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc. Sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, cường dương, xuất tinh tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

– Thể liệt: Người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện liệt, lan lên liệt tay, đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Lưu ý là, các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại. Và không có trường hợp bị phát bệnh dại nào sủa như chó cả.

Bệnh thường kéo dài từ 2-6 ngày, đôi khi lâu hơn và người bệnh có thể chết do liệt cơ hô hấp.

Phòng bệnh

Để phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp:

– Tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

– Không thả rông chó mèo; chó ra đường phải đeo rọ mõm.

– Không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo.

– Khi bị chó mèo cắn, cào, liếm cần:

– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine.

– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

– Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Phương Nam