Dùng chung với chocolate, trái cây, thịt hay uống sữa khi đói… là những sai lầm làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, mạch vành, ung thư…

Kết hợp sữa và thịt

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Sữa và thịt là hai thực phẩm giàu protein, hệ thống tiêu hóa cần thời gian dài để phân hủy chất dinh dưỡng. Nếu kết hợp sữa chung với thịt sẽ gây áp lực lên dạ dày, ruột, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.

Cá và sữa

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Độc tố ama sẽ sản sinh khi cá nấu chung với sữa, gây dị ứng, mề đay. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn và gây ra bệnh tim.

Thêm chocolate vào sữa

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Sữa rất giàu protein và canxi, trong khi chocolate chứa axit oxalic. Canxi oxalat không hòa tan được tạo ra từ phản ứng giữa sữa và chocolate sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra hiện tượng khô tóc, tiêu chảy, tăng trưởng chậm, sỏi thận.

Sữa với trà

Theo Prevention, Tiến sĩ Alissa Rumsey, viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống (Mỹ) trà giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm. Khi kết hợp với sữa, protein trong sữa sẽ tác động tới các chất chống oxy hóa, ngăn cản cơ thể hấp thụ chúng.

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Ngoài ra, caffeine trong trà cũng tương tác và giảm lượng canxi trong sữa.

Chỉ uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Thực tế, qua một đêm ngủ, năng lượng đã bị tiêu hao đáng kể, việc uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp chất đạm. Do đó, cơ thể cần một bữa sáng với đủ 4 nhóm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Đun sôi sữa

Sữa ấm sẽ tốt cho cơ thể hơn sữa lạnh. Tuy nhiên, việc hâm nóng sữa mà không chú ý tới nhiệt độ khiến lactose biến tính gây ung thư.

Ngoài ra, khi đun sôi sữa, hợp chất canxi phốt phát chuyển sang tính axit, lắng đọng làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Nhiệt độ phù hợp để hâm nóng nữa từ 50-70 độ C và tối đa là 3 phút.

Sữa với trái cây

Những loại hoa quả như chuối, dâu, dưa, chanh, cam… có tính ấm, sẽ tạo nhiệt trong hệ tiêu hóa, còn sữa lại tạo cảm giác lạnh. Nếu kết hợp hoa quả với sữa có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng…

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Ngoài ra, trái cây giàu vitamin C làm protein trong sữa biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của cơ thể.

Uống sữa khi đói

Khi đói, nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa ở dạng chất lỏng, chỉ tồn tại trong dạ dày thời gian rất ngắn. Do đó, các chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Mọi người nên dùng sữa kèm các đồ ăn giàu tinh bột như bánh mì, bánh bao… Khi sữa được giữ lại trong dạ dày lâu, cơ thể có thêm thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng phong phú.

Sữa nóng với đường

9 sai lầm khi uống sữa gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ ung thư
Khi sữa còn nóng, không nên cho thêm đường bởi sự kết hợp này khiến lysine phản ứng với glucose, tạo thành hợp chất fructose lysine chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe. Do vậy, chỉ cho đường khi sữa đã nguội để đảm bảo an toàn.

4 thực phẩm nên pha cùng sữa

Bột quế: Theo The Health Site, quế mang lại hương vị lạ, đặc biết giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà không tăng calo.

Mật ong: Thêm mật ong nguyên chất vào sữa là cách đơn giảm làm dịu cơn đau bụng và cải thiện tiêu hóa.

Hạt chia: Hạt chia giàu chất xơ, protein, canxi và axit béo omega-3. Bạn có thể thêm một muỗng hạt chia vào ly sữa lạnh để phát huy tác dụng của nó.

Bột nghệ: Thêm một chút bột nghệ vào sữa ấm, có thể làm giảm cơn ho mãn tính, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

H.H