Bên cạnh những thực phẩm bổ sung canxi cũng có những nhóm thực phẩm làm thiếu hụt canxi gây ra loãng xương, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm thích hợp cho chế độ ăn uống của người bệnh loãng xương là rất quan trọng.

Loãng xương là một tình trạng mà chất lượng và mật độ xương bị giảm nhanh chóng, làm cho người bệnh dễ bị giòn xương, xốp xương từ đó dẫn đến dễ gãy xương. Phụ nữ từ độ tuổi 40 có nguy cơ cao mắc loãng xương, càng lớn tuổi, nguy cơ bị loãng xương càng cao.

Loãng xương là một tình trạng mà chất lượng và mật độ xương bị giảm nhanh chóng. (Ảnh: tuoitre.vn)

Có nhiều thực phẩm được khuyến nghị là tốt cho xương nhờ hỗ trợ bổ sung canxi nhưng cũng không ít thực phẩm làm hao hụt canxi của xương mà bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào gây tổn hao canxi cho xương?

1. Thực phẩm có chứa nồng độ axit cao

Nồng độ axit cao khi vào cơ thể rất khó được chuyển hóa và có thể tác động gây nguy hiểm cho xương đặc biệt đối với người bị loãng xương. (Ảnh: Noakhalirkatha24.com)

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực phẩm có chứa nồng độ axit cao không có lợi đối với người bị bệnh loãng xương. Nồng độ axit cao khi vào cơ thể rất khó được chuyển hóa và có thể tác động gây nguy hiểm cho xương đặc biệt đối với người bị loãng xương. Ngoài ra, các thực phẩm giàu axit còn kèm theo các chất như clo, lưu huỳnh, photpho gây hại cho xương khớp.

Nếu ăn thực phẩm có chứa nồng độ axit cao nhiều như đậu phộng, chanh, bột mỳ… không chỉ khiến bệnh loãng xương của bạn thêm trầm trọng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy nếu bạn đang bị loãng xương hãy hạn chế việc ăn các loại thực phẩm giàu axit nhé.

2. Thực phẩm nhiều muối

Ăn nhiều muối có nguy cơ loãng xương. (Ảnh: baomoi.com)

Muối làm thận bài tiết ra quá nhiều canxi. Do vậy, để tăng độ vững chắc cho xương, bạn nên hạn chế lượng muối tiêu thụ và tăng cường bổ sung canxi, tối thiểu là 1200mg canxi/ngày.

3. Đồ ăn vặt có đường

Quá nhiều đường sẽ hạn chế sự hấp thu canxi và làm cạn kiệt nguồn phospho của cơ thể. Phospho là một loại chất khoáng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự hấp thu canxi.

Nếu thèm đồ ngọt, bạn có thể sử dụng mận, mâm xôi và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và tốt cho sức khỏe khác để làm thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt của bạn.

4. Đồ ăn và đồ uống có caffein

Tiêu thụ khoảng 100mg caffein, thì xương sẽ mất khoảng 6 mg canxi. (Ảnh: Kienthuc.net.vn)

Trên thực tế, cứ tiêu thụ khoảng 100mg caffein, thì xương sẽ mất khoảng 6 mg canxi. Và khi caffein được kết hợp với đường thì lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến xương. Do vậy, bạn nên tuân thủ chế độ ăn dự phòng bệnh loãng xương, uống cà phê và trà đã loại bỏ caffein và hạn chế tiêu thụ đồ ăn ngọt có chứa caffein, ví dụ như chocolate.

5. Nước uống có ga và rượu

Bệnh nhân loãng xương nên tránh dùng các loại nước ngọt có ga vì nó sẽ đào thải bớt calcium và các khoáng chất khác có lợi cho xương ra. (Ảnh: Cosmopolitan)

Nước ngọt có ga là thực phẩm không hề được khuyến khích dùng vì rất nhiều tác hại mà nó mang lại trong đó có bệnh loãng xương. Bệnh nhân loãng xương nên tránh dùng các loại nước ngọt có ga vì nó sẽ đào thải bớt calcium và các khoáng chất khác có lợi cho xương ra. Thiếu lượng chất canxi sẽ khiến tủy xương trở nên cứng khiến xương khớp mất độ dẻo dai và bền bỉ. Bên cạnh đó, thực phẩm có nồng độ cồn cao như rượu cũng là nguyên nhân đào thải nguồn canxi quý giá trong cơ thể đối với xương ra ngoài.

6. Các loại đậu tây

Đậu Ấn độ (pinto bean), đậu hải quân (navy bean) và các loại đỗ có chứa rất nhiều phytate. Phytate có thể cản trở khả năng hấp thu canxi có trong đậu của cơ thể.

Bởi vì các loại đậu rất giàu magie, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, nên bạn chỉ nên giảm lượng đậu mà mình tiêu thụ chứ không nên cắt giảm hoàn toàn đậu. Bạn cũng có thể làm giảm lượng phytate trong đậu bằng cách ngâm đậu trong nước khoảng vài tiếng trước khi nấu và nấu đậu trong nước sạch.

7. Các thực phẩm gây viêm

Các loại rau củ họ cà dược, ví dụ như cà chua, nấm, ớt chuông, cà tím có thể gây viêm xương, dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, cũng như đậu, các loại rau củ này lại chứa rất nhiều các vitamin và chất khoáng khác tốt cho cơ thể nên bạn không cần phải tránh ăn chúng. Miễn là bạn bổ sung đủ canxi cho cơ thể (1200mg/ngày) thì bạn vẫn có thể ăn những loại thực phẩm này và vẫn có một bộ xương chắc khỏe.

8. Thực phẩm giàu chất oxalate và pytale

Chất oxalate trong củ dền khi hấp thu vào cơ thể cũng sẽ là tác nhân gây ức chế và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. (Ảnh: justcookit)

Chất oxalate là một phân tử tự nhiên có nhiều trong thực vật không chỉ là tác nhân chính gây bệnh sỏi thận mà còn là thực phẩm khiến bệnh loãng xương của bạn trở nên trầm trọng hơn. Chất oxalate khi hấp thu vào cơ thể cũng sẽ là tác nhân gây ức chế và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Do vậy hàm lượng canxi thiếu sẽ khiến bệnh loãng xương càng trở nên trầm trọng hơn. Các thực phẩm giàu chất oxalate mà bạn cần tránh như củ dền, bạc hà, socola đen, tỏi tây, rau bina, củ cải.

Ngoài ra chất pytale cũng có hại cho xương vì chất này có thể khiến mô xương bị vỡ. Đối với người loãng xương, xương khá giòn và dễ vỡ, do vậy thực phẩm giàu chất này rất nguy hiểm cho người loãng xương và bánh mì là thực phẩm giàu chất này cần tránh.

Những lưu ý về chế độ ăn của người loãng xương

  • Bệnh nhân loãng xương nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá, thanh đạm, nhiều nước, thực phẩm mềm.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, giàu collagen, giàu elastin như các loại sữa, móng lợn, gan động vật, thịt nạc.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên uống chè quá đặc.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm kích thích như ớt, tỏi, gừng.
  • Không nên uống rượu, hút thuốc.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.