Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù chiếm vị trí hàng đầu thế giới cũng như tại Việt Nam. Do vậy, việc phòng ngừa và nhận biết từ sớm rất quan trọng để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc.

Bệnh đục thủy tinh thể diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Có thể điều trị bằng phẫu thuật nhưng không phải lúc nào cũng cho kết quả tốt. Do vậy, điều quan trọng là phải biết cách nhận biết sớm và phòng ngừa.

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh đục tinh thể:

1. Nhìn hình ảnh bị mờ

Hình ảnh nhìn bị mờ là triệu chứng đầu tiên của bệnh đục thuỷ tinh thể (Ảnh: internet)

Trước hết, hãy luôn luôn thực hiện các bước để chăm sóc đôi mắt của mình. Với bệnh đục thuỷ tinh thể, mắt có thể có điểm mờ cục bộ hoặc giảm thị lực. Hình ảnh nhìn bị mờ là triệu chứng đầu tiên của bệnh đục thuỷ tinh thể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này nhưng khi bị đục thuỷ tinh thể, hình ảnh nhìn sẽ ngày càng mờ theo thời gian. Tuy nhiên, mờ mắt cũng tương đối khó để phân biệt với các bệnh khác như tăng nhãn áp, vì vậy cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh lý nếu thấy có những thay đổi này.

2. Nhận dạng màu sắc kém hơn

Do mắt bị vẩn đục nên màu sắc có thể trở nên kém rực rỡ và ngày càng xám xịt theo thời gian. Bởi vì điều này thường xảy ra với tốc độ chậm và dần dần nên hầu hết bệnh nhân đều không chú ý đến sự thay đổi màu sắc sau khi phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ một bên hoặc cả hai bên thuỷ tinh thể. Khi đục thuỷ tinh thể dần phát triển, thỉnh thoảng sẽ nhận thấy màu sắc nhuốm vàng và phai dần. Một trong những thay đổi nổi bật nhất về thị lực sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể là sự cải thiện đáng kể về hình ảnh màu sắc, hình ảnh sẽ trở nên đẹp và rực sáng hơn.

3. Nhạy cảm với ánh sáng và tia chói

Bạn có thấy ngày trước những ánh sáng hay tia chói không phải là vấn đề nhưng bây giờ lại gây khó chịu cho bản thân. Ánh đèn, đèn pha, và ánh mặt trời sẽ trở nên đáng ghét hơn bao giờ hết khi chúng phát ra những quầng sáng tác động lên mắt. Khi bị đục thủy tinh thể sẽ phân tán nhiều ánh sáng đi vào mắt hơn bình thường nhưng lại không đi được ra phía sau mắt nên sẽ gây khó khăn để có thể nhìn thấy rõ ràng.

4. Lái xe khó khăn vào ban đêm

Những người bị ảnh hưởng bởi đục thuỷ tinh thể sẽ gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm (Ảnh: internet)

Vì đục thủy tinh thể gây khó khăn để cân bằng độ tương phản giữa bóng tối và ánh sáng phát ra từ các phương tiện giao thông đang đến gần, hầu hết những người bị ảnh hưởng bởi đục thuỷ tinh thể sẽ gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm. Nếu đèn pha và đèn đường sáng khiến cho bạn bị nhức đầu, hoặc không đọc được rõ các biển hiệu giao thông vào ban đêm, hãy đi khám để được chẩn đoán sớm.

5. Khả năng đọc tài sút giảm

Bởi vì đục thuỷ tinh thể khiến protein kết thành cục lại, nên những chữ in nhỏ sẽ rất khó để thấy rõ (Ảnh: internet)

Thuỷ tinh thể ở bên trong mắt có thể so sánh với ống kính máy ảnh, tập trung ánh sáng lên võng mạc và để chúng ta nhìn thấy mọi thứ rõ ràng dù ở gần hay ở xa. Thuỷ tinh thể này hầu hết được cấu thành từ nước và protein, và protein được sắp xếp theo cách này cho phép ánh sáng xuyên qua nó. Bởi vì đục thuỷ tinh thể khiến protein kết thành cục lại, nên những chữ in nhỏ sẽ rất khó để thấy rõ trong gương khúc xạ.

6. Nhìn 1 thành 2

Sự phân đôi, thường được gọi là nhìn thành hai, có thể là một dấu hiệu khác của đục thuỷ tinh thể. Nhìn thành hai trong trường hợp này sẽ xảy ra ngay cả khi nhìn bằng một mắt. Ban đầu, đục thủy tinh thể gây ra mờ đục trong tầm nhìn ảnh hưởng đến một phần nhỏ thuỷ tinh thể của mắt và có thể không đáng chú ý. Nhưng khi đục thủy tinh thể phát triển về kích thước, nó sẽ che đi thuỷ tinh thể và cũng sẽ làm biến dạng ánh sáng đi qua nó. Do đó, bạn có thể nhận hình ảnh thành hai trong một mắt nếu mắt bị đục thủy tinh thể.

7. Thường xuyên thay kính mắt

Khi đục thuỷ tinh thể xảy ra, bạn sẽ thấy mắt dần mờ đi nên sẽ thay đổi kính liên tục. Điều này cho thấy mật độ của thuỷ tinh thể đang thay đổi. Nên đi khám và đừng bỏ qua dấu hiệu này khi nói chuyện với bác sỹ.

Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể

  • Kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/năm để sớm phát hiện ra bệnh đục thủy tinh thể, và có hướng điều trị kịp thời.
  • Bảo vệ mắt tránh các tác động của các yếu tố môi trường: đeo kính khi ra nắng, hoặc đi trên đường để tráng tác hại của tia UV, dị vật côn trùng với mắt.
Đeo kính khi ra nắng, hoặc đi trên đường để tráng tác hại của tia UV, dị vật côn trùng với mắt (Ảnh: internet)
  • Đảm bảo đủ ánh sáng khi học tập và làm việc với máy tính, tivi. Không nên làm việc quá lâu bên màn hình máy tính, tivi, điện thoại: khoảng 20-30 phút nên cho mắt nghỉ 1 chút bằng cách chớp mắt 2-3 lần hoặc ra khỏi phòng, đưa mắt vào không gian rộng.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá là những tác nhân gián tiếp gây tàn phá đôi mắt. tích cực rèn luyện cơ thể bằng chế độ vận động phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Beta caroten, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C: là những chất chống oxy hóa rất cần thiết cho mắt, giúp dọn dẹp tốt các gốc tự do – là tác nhân gây bệnh đục thủy tinh thể, làm sáng mắt. Chứa nhiều trong sữa, bơ, pho mát, dầu gan cá, gan, gấc, trứng, ngũ cốc, cà rốt, cà chua, rau xanh, cam, bưởi…. Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.