Đổ mồ hôi là tốt, nhưng mồ hôi ra đầm đìa, khiến quần áo ướt đẫm, gây bất tiện ngượng ngùng, cũng có thể tạo mùi cơ thể. Đối với trường hợp ra nhiều mồ hôi, gây mùi, có người dùng thuốc chống mồ hôi, có người dùng nước hoa, vậy Đông Y có biện pháp gì?

Theo phó giáo sư thỉnh giảng Lâm Quan Kiệt của sở nghiên cứu Đông Tây Y kết hợp Hương Cảng, thì Đông Y cho rằng ra mồ hôi có thể bài độc hạ nhiệt, nhưng ra mồ hôi nhiều dễ dàng gây bệnh. Ông chia sẻ ba diệu pháp giúp hạn chế ra mồ hôi sau:

  1.     Nước vỏ gừng

gưng(Gừng giúp kích thích các lỗ chân lông đóng mở thích hợp – ảnh internet)

Người dễ ra mồ hôi, dương hư đóng mở mất cân đối, dùng gừng có thể trợ giúp thúc đẩy lỗ chân lông đóng mở thích hợp, cải thiện tình trạng đóng mở mất cân đối, có thể hạn chế ra mồ hôi, đẩy mạnh tuần hoàn, hỗ trợ thoát dịch tiêu sưng.

Cách thực hiện: 4 lạng vỏ gừng khô sắc cùng với 8-10 bát nước trong khoảng 30 phút, sau khi tắm dùng nước vỏ gừng ấm thoa lên cơ thể, đầu tiên thoa lên tay chân để xem có mẫn cảm hay không, người bình thường không có vấn đề gì thì thoa lên toàn thân, sau đó không đụng lại nước, nếu cảm thấy dính thì có thể dùng khăn ngâm nước ấm rồi lau lại toàn thân.

Chú ý: Trong quá trình tắm bằng nước vỏ gừng chớ để gió lạnh thổi vào người, bởi vì khi đó lỗ chân lông mở ra nên dễ bị trúng gió thụ hàn, gây cảm mạo. Gừng cay ấm có thể khu hàn lợi thủy, nhưng nước vỏ gừng lại chỉ thích hợp thoa toàn thân, không thích hợp ngâm, nếu không sẽ phản tác dụng khiến ra mồ hôi nhiều hơn. Người dễ đổ mồ hôi, phụ nữ trong khi hành kinh thích hợp dùng nước vỏ gừng thoa toàn thân.

  1.     Nước hoàng kỳ

hoangky(Hoàng kỳ là một thảo dược, có tác dụng chống mồ hôi hiệu quả – ảnh internet)

Nước hoàng kỳ bổ phế, cố biểu, có công hiệu ức chế ra mồ hôi.

Cách thực hiện: 3-5  phiến hoàng kỳ, đun với một bát nước trong khoảng 30 phút, bỏ phần bã, thêm một chút đường nâu hoặc đường phèn.

Chú ý: người bình thường uống mỗi ngày một lần, có thể phòng cảm mạo.

  1.     Nước rễ cây lúa nếp

reluanep(Rễ cây lúa nếp có tác dụng chữa: cầm mồ hôi tốt, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm… – ảnh internet)

Rễ cây lúa nếp có thể ức chế ra mồ hôi, kiện tỳ.

Cách thực hiện: 1 lạng rễ cây lúa nếp, thêm 4 quả táo tàu và một chút hoài sơn (củ mài), cùng với 5-6 bát nước đun trong 45 phút, đun nhỏ lửa tới khi còn 1 bát nước.

Chú ý: thích hợp đối với phụ nữ mãn kinh tự nhiên ra mồ hôi, người ra mồ hôi trộm ban đêm, người thân thể suy nhược hoặc sau mổ uống, có tác dụng bình hòa, uống cách nhật.

Lưu ý: thể chất mỗi người mỗi khác, các diệu pháp trên tốt nhất là sử dụng dưới sự tư vấn của các lương y.

Theo secretchina

Đại Hải biên dịch

Xem thêm: