Nếu không thể ngừng dùng tay với lấy khăn giấy lau nước mũi, bạn nên kiểm tra lại xem mình có đang mắc phải 1 trong 12 nguyên dẫn đến tình trạng khó chịu này.

1. Lạm dụng thuốc xịt mũi

2. Sử dụng đồ uống chứa cồn

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui
Lúa mạch trong bia và một số hóa chất trong rượu vang có thể gây ra dị ứng. Tiến sĩ Rebeiz cũng cho biết: “Những chất này không chỉ gây dị ứng mà còn có thể khiến các lớp màng nhầy trong mũi cô đặc lại, gây sổ mũi và phải xì mũi thường xuyên”.

3. Cách cơ thể kích thích tiết nước bọt

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Khi chúng ta già đi, các dây thần kinh chạy đến tuyến nước bọt sẽ yếu hơn. Bởi vậy, thay vì tiết nước bọt khi nhìn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn, nhiều người sẽ chảy nước mũi. “Họ phải lau mũi thường xuyên trong cả bữa ăn,” Tiến sĩ Rebeiz cho biết.

4. Ăn bánh mì và pho-mát

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui
Dù chưa rõ đây có phải là phản ứng do dị ứng với thức ăn hay các sản phẩm lên men hay không, nhưng một số người bị chảy nước mũi vì ngửi thấy mùi trong khi ăn bánh mì và pho-mát, Tiến sĩ Rebeiz nói thêm

5. Vừa ngủ dậy

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui
Tiến sĩ Rebeiz cho biết, cơ thể con người tạo ra 1 lít dịch nhầy mỗi ngày, xuất phát từ xoang và niêm mạc mũi. Dịch nhầy này được tích tụ ở khoang mũi trong khi ngủ. Khi thức dậy, nó bị đẩy ra ngoài, dẫn đến sổ mũi.

6. Sử dụng lò sưởi trong khi ngủ

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui
Bạn cũng có thể bị sổ mũi vào buổi sáng vì đã hít bụi trong khi ngủ, điều này rất phổ biến khi sử dụng lò sưởi. “Trong nhiều phòng ngủ, đặc biệt là vào mùa đông… chúng ta thường dùng tới hệ thống sưởi ấm. Từ đây, bụi được thổi vào phòng ngủ, khi hít vào sẽ gây ra sổ mũi”, Tiến sĩ Rebeiz phân tích.

7. Mang thai

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Hoóc-môn trong cơ thể của phụ nữ thay đổi rất nhiều khi mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu. Trong khoảng thời gian này, tình trạng sổ mũi có thể sẽ xuất hiện và nếu họ có bệnh dị ứng từ trước, sổ mũi có khả năng diễn biến xấu hơn.

8. Polyp mũi

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Nếu ngạt mũi do dị ứng xảy ra liên tục trong nhiều năm sẽ dễ dẫn đến sưng tấy ở mũi, và có thể phát triển thành polyp mũi. Đó là sự phát triển lành tính nhưng gây ảnh hưởng tới việc làm sạch khoang mũi.

9. Viêm xoang mãn tính

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Tiến sĩ Rebeiz: “Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang là do dị ứng nhưng nếu bạn không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nó sẽ tích tụ dịch nhầy trong mũi”. Khi nghi ngờ bị viêm xoang mạn tính, bạn nên đi kiểm tra bệnh tình kịp thời.

10. Trào ngược axit

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui
Khi bị trào ngược, axit sẽ từ dạ dày đi ngược lên thực quản, vào cổ họng và mặt sau của mũi. Những người bị trào ngược axit thông thường bị ợ nóng, nhưng đôi khi tình trạng này không xảy ra mà lại là tình trạng ngạt mũi, Tiến sĩ Rebeiz nói.

11. Lo lắng

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Những người hay lo lắng có thể sẽ bi sổ mũi. Tiến sĩ Rebeiz khẳng định: “Tình trạng sổ mũi thường liên quan đến căng thẳng và áp lực trong công việc dù bản thân bạn không nhận ra”.

12. Ngửi gia vị đột ngột

12 nguyen nhan khong ngo khien ban bi so mui

Ngửi một loại gia vị như hạt tiêu có thể kích thích mũi của bạn. “Nó sẽ khiến bạn hắt hơi, nhưng cũng sẽ dẫn đến ngạt và sổ mũi,” ông Rebeiz cho hay.

Tổng Hợp