18 năm trước, bà Hà Trình Ngọc Yến một tình nguyện viên của trung tâm Thiện Mục thuộc thiên chúa giáo. Quyết định ngày đó đã khiến bà thay đổi cuộc đời mình và thay đổi vận mệnh của một bé gái xấu số mà ngày đó bà hoàn toàn không hay biết cho đến về sau này…

Bà Hà khi đó 50 tuổi, cái tuổi được gọi là trung niên, cũng được gọi là ngũ tuần rồi. So với nhiều người, dường như mái tóc bà điểm xuyến những sợi tóc bạc nhiều hơn, những nếp nhăn in dài trên trán và hai bờ má, vậy nên có người cứ nhìn bà mà quen miệng gọi là ‘bà lão’. Có lẽ do cuộc đời vất vả, một nắng hai sương cộng với những khổ đau mỗi ngày đều đè nặng lên đôi vai đã vốn nặng trĩu của bà.

Làm việc tại trung tâm Thiện Mục, bà nhận thấy trong những đứa trẻ mồ côi ở đây có một bé rất gầy và nhỏ, tiếng khóc rên rỉ yếu ớt, em thường uống rất ít sữa. Bà lo rằng em khó mà lớn lên bình thường được nên chủ động nhận chăm sóc bé gái này.


Bà lo rằng em khó mà lớn lên bình thường được nên chủ động nhận chăm sóc bé gái này.

Sau đó, bà được biết thêm, những đứa trẻ mồ côi ở đây khi được nhận nuôi chỉ có mình em là bị trả lại trung tâm. Vì sau khi được bố mẹ nuôi đón về em thường bị ốm, khóc, không chịu ăn uống, và rất khó chăm sóc.

Giám đốc thấy bà rất tận tình chăm sóc em nên có lần đã hỏi bà: “Hay là chị đưa cháu nó về nuôi đi?”. Bà Hà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này nên giật mình trả lời: “Tôi 50 tuổi rồi còn nhận con nuôi…”

Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ như một định mệnh. Ngày qua ngày, bà thấy em bắt đầu trở lại trạng thái bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đặc biệt chỉ có bà đút sữa em mới uống.

Thật ra bà Hà cũng không thể thờ ơ với cô bé được, dù có phần do dự vì bà cũng không còn trẻ nữa. Nhưng con cái bà đều đã trưởng thành, nếu bà còn sống được 20 năm nữa thì vẫn có thể nuôi bé khôn lớn thành người.

Cuối cùng, bà vẫn nhận em làm con nuôi, đặt cho em cái tên rất dễ thương Hà Thanh Lam, không ngờ rằng bà vừa đưa em về chưa được bao lâu thì lại nhận được một tin sét đánh ngang tai. Sau một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ nói với bà rằng, thì ra em bé bị khuyết tật nặng, ngoài bị phù não em còn bị động kinh, hiếu động thái quá, lác và các vấn đề nghiêm trọng khác.


 Thì ra em bé bị khuyết tật nặng, ngoài bị phù não em còn bị động kinh, hiếu động thái quá, lác và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Nhận được kết quả sức khỏe của đứa con nuôi, bà buồn bã bế em ra về. Trên đường về nhà, bà ôm chặt Thanh Lam òa khóc nức nở. Rồi bà ngồi sụp xuống bên cạnh cây cầu kiều bắc qua con sông quê ngoằn nghèo, dưới sông là những đám bèo tây đang lững lờ chảy theo dòng, có cả những bông hoa màu tím biếc. Bà ngồi sụp xuống, lặng nhìn lớp béo tây rồi nghĩ về cuộc đời đúng là bèo dạt mây trôi. Rồi bà nhìn chằm chằm vào mắt Thanh Lam, nước mắt bà cứ rớt xuống như mưa mùa hạ, trong lòng bà thì quặn lại, tâm thì rối bời. Nhưng khi cứ nhìn Thanh Lam, bà như nhận ra một an bài mà dường như được ông Trời giao phó.

Đứa trẻ ngây thơ chỉ biết cười với đôi môi hồng nhợt, bởi vì em không được khỏe nên mới thế nhưng ánh mắt em nhìn bà khi ấy thì giống như một sự khao khát yêu thương. Thật khó để tưởng tượng được một bé gái sơ sinh gầy gò ốm yếu, không nhà không người thân, lại phải chịu nhiều tội khổ đến nhường đó. Và khi  ấy, bà đã có một quyết định thật rõ ràng cho mình rằng bà sẽ nuôi em, chăm sóc em… cho dù có điều gì xảy ra đi nữa.

Bà ôm con nhỏ, bắt xe đi khắp tứ phương mong gặp được thầy được thuốc. Vì để kiếm tiền chữa bệnh cho Thanh Lam bà Hà đã phải vất vả, chịu đựng bao tủi nhục để đi rửa bát thuê, đi lau nhà, và chăm sóc người già. Bà chắt chiu từng đồng, tiết kiệm từng nghìn một dành cho mỗi lần tìm thầy tìm thuốc ấy …


Vì để kiếm tiền chữa bệnh cho Thanh Lam bà Hà đã phải vất vả, chịu đựng bao tủi nhục để đi rửa bát thuê, đi lau nhà, và chăm sóc người già. (Ảnh: internet)

Gia đình bạn bè thấy bà quá cùng cực nên đã thuyết phục bà từ bỏ, và gửi Thanh Lam lại cho trung tâm Thiện Mục. Một người bạn thậm chí vì quá thương bà mà thẳng thừng nói: “Bà làm thế nào để cứu nó? Thật là không biết lượng sức mình, chỉ giỏi chuốc khổ vào thân.”

Nhưng bà chỉ buồn rầu nói: “Đã nhận rồi thì cố gắng mà nuôi.” Hơn nữa bà cho biết trung tâm cũng rất khó khăn, và Thanh Lam nhất định sẽ chịu khổ vì bệnh tật và bị người khác bắt nạt nếu như không được ai chăm sóc tận tình.

Dù có khó khăn thế nào bà cũng quyết tâm cố gắng đến cùng. Bà nhớ lại lần đầu mua được thuốc động kinh: “Thanh Lam uống thuốc xong đột nhiên bị chết lâm sàng, toàn thân cứng đơ bất động. Lúc đó tôi hoảng sợ, quả thật không thể giữ được bình tĩnh, tôi thương con vì nó phải chịu nhiều đau đớn khổ sở. Thế là từ đó nếu có thể tôi sẽ cho con uống ít đi.” Có lúc Thanh Lam phát bệnh, em chạy đi chạy lại trên xe, còn bà thì nhẫn chịu những lời chửi mắng của lái xe.


Có lúc Thanh Lam phát bệnh, em chạy đi chạy lại trên xe, còn bà thì nhẫn chịu những lời chửi mắng của lái xe.

Nhớ lại đoạn đường cay đắng, đoạn đường thấm đẫm máu và nước mắt, bà Hà ngậm ngùi cho biết: “Kỳ thực những đứa trẻ giống như con gái tôi, chỉ cần thật tâm chăm sóc, chúng vẫn có thể lớn lên, và không thua kém gì những đứa trẻ bình thường khác, tôi tin tưởng như vậy và chưa bao giờ nghĩ đến việc trả lại Thanh Lam về trung tâm.” Khi biết sự co giãn cơ chân của em có vấn đề, bà đã nỗ lực hết sức mình để đưa con đi phẫu thuật. Sau khi phục hồi bà cho con học piano, và học trượt patin.


Sau khi phục hồi bà cho con học piano, và học trượt patin.

Thời gian thấm thoắt trôi qua nhanh như thế, Thanh Lam năm nay đã 18 tuổi, em đang học ngữ âm trong trường giáo dục đặc biệt, giáo viên ở đây cũng khen ngợi em luôn tích cực trong việc học và các hoạt động cộng đồng. Tuy rằng em phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau như thế, nhưng em luôn cố gắng vươn lên bằng ý chí và nghị lực của mình. Và ông Trời cũng không phụ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một trái tim sắt đá ấy. Vì sở thích và bản năng trời cho, em trượt patin rất giỏi, đã có lần đạt giải cấp quốc gia. Thậm chí em còn được mời sang Hàn Quốc tham gia Special Olympics và em còn đạt được một số giải khác nữa.

Còn bà Hà, dường như tấm lòng bao la, thiện lương ấy của bà cũng được Thần Phật nhìn thấy để cho con gái bà từ một đứa trẻ hết sức tội nghiệp mà đạt được thành tích như vậy. Bà được nhận được biểu dương của quốc gia vì tình yêu phi thường của người mẹ. Bà đã 68 tuổi, nhưng tình yêu bà dành cho đứa con nuôi này còn lớn hơn cả tình yêu của một bà mẹ ruột nên bà vẫn nhận lo cho Thanh Lam. Bà cho biết, đứa trẻ nào sinh ra cũng không thể lựa chọn cha mẹ cho mình, và cha mẹ không nên oán trách ông Trời cho dù con mình có ra sao đi nữa.

Thanh Lam quả là cô bé may mắn, tuy em phải chịu thiệt thòi vì không được thông minh như người khác, không có được mái ấm gia đình bởi bị ruồng bỏ ngay từ khi được sinh ra nhưng em lại là người hạnh phúc, giàu có nhất khi có một người mẹ nuôi lương thiện, sống hết mình vì em. Thật hiếm có một người mẹ nuôi trên đời lại được như bà Hà, một con người có một trái tim từ bi thánh thiện, một tấm lòng biết hy sinh cho người khác. Có thể quên đi chính mình mà dành tất cả cho người, đó chẳng phải một đức tính quý giá nhất trên đời này hay sao?

Thiếu Kỳ

Xem thêm: