Giáo viên là một nghề đầy thách thức và đóng vai trò quan trọng, bởi những điều họ truyền dạy sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều thế hệ học sinh. Không chỉ dạy bọn trẻ những kiến thức, tri thức cần thiết, các thầy cô giáo còn cần trợ giúp các em giải quyết những vấn đề khó khăn. Mới đây, một cô giáo tại một trường tiểu học của Mỹ đã nghĩ ra một giải pháp giúp học sinh của cô đối phó với những vấn đề liên quan tới các giác quan.

Mặc dù luôn nỗ lực trong công việc giảng dạy, gặp khá nhiều áp lực cũng như gánh vác rất nhiều trách nhiệm nhưng các thầy cô giáo lại hiếm khi nhận được lời cảm ơn hay sự đánh giá đúng đắn từ học sinh và các bậc phụ huynh. Nhưng một nhà trị liệu về ngôn ngữ giao tiếp ở trường tiểu học vùng hồ Round, Illinois đã giành được sự chú ý của không chỉ phụ huynh mà cả những thầy cô giáo khác nhờ vào một phát minh hết sức đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả của mình.

Phát minh của cô Amy Maplethorpe đến từ những quan sát các học sinh mà mình chăm sóc và một vài sáng kiến về thiết kế được đăng trên trang mạng Pinterst. Cô Amy là một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ. Nhiệm vụ chính của cô trong trường tiểu học Raymond Ellis là hỗ trợ các em học sinh gặp những vấn đề nghiêm trọng về giao tiếp với các bạn cùng lớp, tiêu biểu như các bé mắc chứng tự kỉ hoặc mắc hội chứng Down.

Những đứa trẻ tự kỉ hoặc bị down thường có xu hướng không thể nhận thức được thế giới vật lý xung quanh các em một cách bình thường, bằng các giác quan giống như chúng ta.

Cụ thể hơn, cô Amy quyết định tạo ra một chiếc ghế hoàn toàn khác biệt dành cho các học sinh đặc biệt của mình. Sự khác biệt được tạo nên một cách hết sức đơn giản và không tốn kém. Chỉ với những quả bóng tennis được cắt đôi, gắn lên phần tựa và mặt ghế, chiếc ghế bình thường đã có thêm một tác dụng hoàn toàn mới. Bề mặt ngồi của ghế trở nên gồ ghề hơn sẽ mang tới những lợi ích cho các học sinh đặc biệt – các trẻ có khó khăn về xử lý thông tin đến từ việc nhận biết thế giới xung quanh.

Cô Amy Maplethorpe và sáng kiến tuyệt vời của mình.

Khi đưa chiếc ghế này vào sử dụng, cô Amy đã ghi nhận được rất nhiều sự thay đổi tích cực ở các học sinh của mình: Mặc dù với mỗi học sinh có những kết quả khác nhau, Amy nhận thấy nhiều tiến bộ ở các em ở mọi lứa tuổi mặc dù các em đều có những nhu cầu riêng biệt. “Các em học sinh lớp một từng dùng ghế đã trở nên kiên nhẫn hơn và tuân theo các chỉ dẫn”, cô Amy chia sẻ. Tuy nhiên, cô nhận thấy các em học sinh lớp lớn cũng rất thích những chiếc ghế này.

Cô Amy cũng giải thích sáng chế của mình với các phóng viên của báo Huffington Post: “Những quả bóng tennis dán trên mặt ghế và lưng ghế để có một cấu tạo bề mặt thay đổi nhằm cải thiện sự điều chỉnh cảm nhận ở các học sinh. Một cách cụ thể hơn, khi ngồi trên chiếc ghế này, những trái banh tennis sẽ cho phép trẻ chọn được những tư thế ngồi phù hợp với mình”. Các trẻ tự kỉ hoặc mắc hội chứng down thường rất khó chịu với tư thế ngồi bó buộc trên những chiếc ghế thông thường. Chiếc ghế tennis sẽ giúp các em có cảm nhận rõ ràng hơn về mặt cảm giác thân thể vị trí của mình trong lớp học. Từ đó, các em sẽ bớt đi sự tìm kiếm cảm giác cơ thể và có thêm được sự tập trung nhất định đối với những chỉ dẫn của giáo viên.

Đối với các trẻ em đặc biệt này, chúng giống như đang sống trong một thế giới không trọng lực, nên luôn cần không ngừng tìm kiếm cảm giác thân thể của mình.

Trên trang Facebook của trường, bên dưới bức ảnh giới thiệu chiếc ghế tennis, một người dùng có tên Diane Williams Shaw đã đưa thêm một sự giải thích để làm sáng tỏ tác dụng của chiếc ghế, dựa trên những tìm hiểu của cô trong nhiều năm:

“Một vài đứa trẻ không thể “cảm nhận” cơ thể của chúng trong không gian như cách mà những người bình thường chúng ta cảm nhận (do hệ thần kinh của các bé không thu nhận các cảm nhận về trọng lực – một người dùng khác bổ sung). Chính vì vậy, có được một điều gì đó để nhắc nhở các con về nơi chúng đang có mặt (về phương diện vật lý) là một điều đặc biệt cần thiết. Nếu quan sát kĩ, các bạn sẽ thấy rằng những trẻ em có vấn đề về cảm giác – sự cảm nhận thế giới vật lý bị rồi loạn, chúng thường xuyên trong tình trạng đang leo trèo, nhặt các thứ đồ vật, chạy hoặc ngọ nguậy rất nhiều để tìm được cảm giác thân thể. Điều này giải thích cho việc vì sao chiếc ghế tennis này lại phát huy tác dụng với rất nhiều trẻ gặp phải vấn đề này.”

Bình luận này đã nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người dùng khác.

Khi sáng kiến của cô Amy được truyền đi, có rất nhiều trường tiểu học của Mỹ đã áp dụng và có những phản hồi rất tích cực. “Tôi thực sự rất vui mừng vì điều này đã được lan toả – và tự hào khi thấy rằng nó đã mang lại lợi ích cho các em học sinh khắp nơi trên toàn quốc, cũng như các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh“, cô Amy chia sẻ.

Những trái bóng tennis thực sự còn có thể phát huy tác dụng bất ngờ, nhờ sự sáng tạo của một giáo viên yêu nghề.

Nhờ sáng kiến này, các trường học hoàn toàn không phải đặt các xưởng sản xuất riêng chiếc ghế này với chi phí đắt đỏ. Mà chính các giáo viên cũng có thể tạo ra điều tuyệt vời này cho các học trò của mình. Bạn có muốn biết cách làm một cái ghế này tại nhà hay tại lớp học không? Trường tiểu học Raymond Ellis cũng cung cấp những hướng dẫn cụ thể để làm những chiếc ghế từ bóng tennis này.

Cám ơn tất cả mọi người vì sự quan tâm lớn lao như vậy với những “chiếc ghế tennis”. Chúng tôi rất vui mừng khi biết rằng chúng có thể giúp ích cho các học sinh trên toàn quốc.

Vật liệu dùng để làm chiếc ghế gồm có: một chiếc ghế, những trái bóng tennis cắt nửa, vải, keo dán gỗ, chổi sơn/bọt xốp để sơn, và cồn nóng.

Đầu tiên, hãy lấy một chiếc ghế và phết keo dán vào mặt ghế và lưng ghế rồi đặt miếng vải lên đó.

Tiếp theo, phết keo dán lên khắp tấm vải và đợi nó khô, có thể trong khoảng 20-30 phút. Sau đó dính nửa miếng bóng tennis đã phết hồ nóng vào mặt ghế và lưng ghế.

Khi đã khô, bôi keo dán nóng lên chỗ vải thừa ở mặt dưới của ghế và sau lưng ghế để nó trông  như được nhồi đệm.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn bôi keo nóng quanh nửa miếng bóng tennis thêm một lần nữa để chúng dính chặt hơn. Và thế là chiếc ghế được hoàn thành. Đây quả là một sự sáng tạo tài tình.”

Theo LittleThings 
Xuân Dung biên dịch

Xem thêm: