Hai cô gái của tôi đang nhìn chằm chằm, mở to mắt bất động và không hề hay biết rằng mẹ nó đang gọi. Và nguyên nhân khiến chúng trở thành như vậy chính là cây cọ vẽ những bức tranh tĩnh vật – chính xác hơn là bản phác thảo bút chì của một quả táo sắp ra đời từ đôi tay của một người họa sỹ tuổi tầm 30.

Đó là lần đầu tiên những cô gái nhỏ của tôi đến trường nghệ thuật Ray Art – một viên ngọc ẩn giấu cho ngọn nguồn của những sáng tạo. Ngôi trường nghệ thuật cung cấp một chương trình toàn diện về nghệ thuật dành cho trẻ em. Khi ngắm nhìn những đứa trẻ lên lớp, tôi nhận ra cách giảng dạy nhẹ nhàng thật giống như là phản đề của giáo điều: Khi học sinh biết phải làm gì với những dụng cụ được cung cấp, chúng có thể tự do sáng tạo ra những tác phẩm mà mình mong muốn.

Một cậu bé nhanh chóng dán các mảnh lại với nhau để tạo thành một cấu trúc nối nhau chắc nịch, cùng những lưới gỗ phức tạp giống như các dải gỗ. Bên cạnh cậu bé là một đám những bé gái đang nhởn nhơ lắp ráp những ngôi nhà nhỏ và trang trí bằng những chiếc bút màu hồng và cam khi dán lên những hàng gỗ gọn gàng nhất mà các bé có thể tìm thấy. Hai cô gái của tôi mới đầu còn do dự chậm chạp, nhưng thật đều đặn chúng xây dựng lên những tòa tháp cao nhất có thể.

(Ảnh: Japan Times)

Giờ học trôi qua nhanh chóng và một em được tặng một lá cờ giấy trắng nhỏ để tô điểm thêm cho tác phẩm của mình. Một vài em vẽ thêm những chiếc cầu vồng nguệch ngoạc đáng yêu, một số thích vẽ mặt cười trước khi biến chúng trở thành vinh quang cuối cùng trên những tác phẩm.

Phía cuối lớp, những bộ tóc giả được mang ra và những đứa trẻ cười khúc khích khi chúng lần lượt được tiếp xúc với những dụng cụ làm tóc và liên tục tập trung suy nghĩ để làm sao cho keo giữ tóc có thể giữ được lâu hơn. Giờ tan học, các bậc phu huynh đến đón con em của mình và các giáo viên đã đóng gói sản phẩm sáng tạo mà các bé đã làm trong buổi học.

Giáo viên Ayako Kimura chia sẻ rằng: “Chương trình giảng dạy của chúng tôi được xây dựng dựa trên 3 trụ cột của sự sáng tạo chính là 5: giác quan của học sinh, sáng tác và kiến thức.

“Đầu tiên, chúng tôi kích thích trí tưởng tượng của con trẻ bằng cách cho chúng chơi với nhiều loại đồ chơi khác nhau. Sau đó, chúng tôi truyền cảm hứng để giúp chúng sáng tạo ra những chủ đề theo mong muốn. Cuối cùng, chúng tôi tập trung vào việc hướng dẫn các em nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình”.

Âm nhạc và nghệ thuật thúc đẩy sự sáng tạo của con trẻ. (Ảnh: Zoom1)

Hai cô gái của tôi đã hoàn thành ngày học với nụ cười tươi rói trên môi và túi đồ đựng thành quả sáng tạo đáng tự hào của mình. Trẻ em là những thiên tài sáng tạo. 

Trẻ em gây ngạc nhiên cho giáo viên của chúng với những đáp án độc đáo cho những câu hỏi, trẻ phô bày khả năng phán đoán sắc bén của con người, trẻ có lẽ không tuân thủ và không thể đoán trước được suy nghĩ sáng tạo. Bởi vì suy nghĩ sáng tạo thường đi ngược lại các quy tắc thiết lập trong một lớp học nghiêm ngặt hoặc gia đình, người lớn có thể bị kích thích bởi hành vi sáng tạo của một đứa trẻ. Người lớn thường không nhận ra mặt tích cực của sự sáng tạo do trẻ đem lại trong gia đình và lớp học. Cuối cùng, với những kĩ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của mình, trẻ trở thành những người trưởng thành làm thay đổi thế giới của chúng ta.

Nghệ thuật là ngọn nguồn của trí tưởng tượng sáng tạo, có thể cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật từ sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau trong cuộc sống là một trong những cách giúp thúc đẩy sự sáng tạo không mệt mỏi. Những lớp học nghệ thuật cho phép chúng tự do thể hiện những mong muốn, ý tưởng và phát triển sự sáng tạo.

Hồng Tâm