Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.

Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!

Đón xem: Nhìn ra thế giới

***

Scotland thu hút du khách tới đây bởi phong cảnh hoang vắng nhưng tuyệt đẹp với đàn gia súc trên cao nguyên, xa xa là những ngọn núi lãng mạn, những lâu đài cổ xưa cùng những nét văn hoá đặc sắc. Và cả những điều thú vị mà bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác.

Lâu đài Edinburgh

Edinburgh là một toà lâu đài điển hình, từng là pháo đài và là nơi sinh sống của chính hoàng gia Scotland. Edinburgh tọa lạc trên Castle Rock, một vùng đá núi lửa rộng lớn vươn cao hùng vĩ, ấn tượng giữa thành phố Edinburgh. Lâu đài thu hút bởi vẻ đẹp nguy nga và những câu chuyện bí ẩn đã trở thành huyền thoại của hoàng gia Scotland.

(Nguồn: Pinterest)

Khu phức hợp của tòa lâu đài này bao gồm nhà nguyện, các bức tường có lỗ châu mai, các tháp, các nhà tù và các cung điện tích tụ từ nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Mỗi một dấu tích trong lâu đài đánh dấu từng giai đoạn lịch sử Scotland. Các tòa nhà đẹp nhất có niên đại từ thời kỳ trị vì của vua James IV nước Anh cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16. Tòa Đại sảnh, với một mái nguy nga có lẽ là công trình bật nhất.

Ngày nay, lâu đài này mở cửa cho du khách tham quan với cảnh biểu diễn nhạc trống và đèn túi quân đội có đèn pha chiếu sáng, được gọi là Edinburgh Military Tattoo.

(Nguồn: door2tour.com)

Rượu Whisky

Từ “whisky” được bắt nguồn từ cụm từ “uisge beatha” (tạm dịch: nước của cuộc sống) trong ngôn ngữ Gealic cổ. Rượu whisky bao gồm ba thành phần chính là lúa mạch, nước sạch và men. Thời xa xưa nước phải được lấy trên đỉnh núi cao, chứa trong các thùng gỗ và vận chuyển tới xưởng rượu nhờ vào sức ngựa để đảm bảo sự tinh khiết. Ngày nay người ta dẫn nước từ trên đỉnh núi qua hệ thống đường ống hoặc sử dụng nước máy, nước mưa hoặc nước ngầm đã qua tinh chế.

(Nguồn: gettyimages.com)

Loại Whisky sản xuất sớm nhất là một loại khá giằng, được chưng cất gần như độc quyền bởi các nhà sư. Nó không bao giờ được chưng cất chín mùi và có xu hướng rất thô, được xem như một loại đồ uống làm thuốc chữa bệnh, sử dụng trong điều trị tất cả mọi thứ từ đậu mùa đến bại liệt. Sau đó, vua Henry VIII đã giải tán tu viện, đuổi các tu sĩ và rượu Whisky được đưa vào các thôn và trang trại của người Scotland. Theo thời gian, các “lò chưng cất tại gia” đã cải tiến quy trình sản xuất và phát hiện ra rằng Whisky có thể là một trải nghiệm đồ uống rất thú vị.

(Nguồn: gettyimages.com)

Đến đầu thế kỷ 19, rượu Whisky đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người Scotland. Mặc dù Whisky được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới nhưng không đâu ngon bằng Scotland. Đặc biệt nơi đây còn có bảo tàng Whisky trưng bày cả trăm loại rượu Whisky khác nhau.

Ngôi làng thời tiền sử Skara Brae

Skara Brae là tên gọi một ngôi làng nhỏ nằm trên vịnh Skaill, thuộc quần đảo Orkney ở Scotland. Ngôi làng này là một trong những di tích lịch sử đáng chú ý nhất Châu Âu. Không chỉ có kiến trúc vững chãi nhờ các khối đá mà Skara Brae còn được biết đến bởi sự kỳ lạ của những đồ nội thất trong các ngôi nhà mà người ta đã từng sinh sống cách đây hơn 5.000 năm.

Người ta tìm thấy ở đây 8 ngôi nhà được tạo dựng bằng các loại đá phẳng xếp chồng lên nhau sau khi ngôi làng được các nhà khảo cổ khai quật vào năm 1927.

(Nguồn: MuseoPics)

Điểm đáng chú ý của Skara Brae chính là ở thiết kế đầy bí ẩn của những đồ nội thất bằng đá với những chi tiết chạm khắc cầu kỳ. Có đến 7 trong số 8 căn nhà ở ngôi làng này có thiết kế tương đối giống nhau theo dạng hình vuông lớn nhưng chỉ gồm 1 gian phòng, 2 chiếc giường (1 chiếc dành cho đàn ông và 1 chiếc dành cho phụ nữ), 1 tủ đựng thức ăn và 1 lò sưởi.

Diện tích trung bình của mỗi căn lên đến 40m2, với số lượng cư dân sinh sống vào thời kì đó là không quá 50 người. Bên trong mỗi ngôi nhà, lò sưởi hình chữ nhật được đặt chính giữa, dùng để sưởi ấm và nấu thức ăn. Dọc theo mỗi bên tường là một chiếc giường đá phủ bằng da động vật, cạnh đó là một chiếc tủ đựng thức ăn.

(Nguồn: PinsDaddy)

Người ta tìm thấy ở đây duy nhất một ngôi nhà có thiết kế khác hoàn toàn 7 căn còn lại. Ngôi nhà này không có bất kỳ đồ nội thất nào mà thay vào đó là 1 nhà kho và còn có thêm 1 gian phòng khác trong ngôi nhà. Khi ngôi nhà được khai quật, các mảnh vỡ của đá và xương động vật lần lượt lộ ra. Người ta cho rằng ngôi nhà này được dựng lên là để phục vụ mục đích sản xuất của người dân thời bấy giờ.

Tất cả những hiện vật trong ngôi làng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay có lẽ là do nó được bảo quản tốt nhờ những đụn cát bao phủ hàng ngàn năm qua. Vào năm 1999, ngôi làng này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Skara Brae đang được coi là một trong những kho tàng khảo cổ học lớn nhất thế giới và được bảo tồn tốt nhất trong lịch sử Scotland.

Chiếc váy truyền thống của đàn ông Scotland

Theo những tài liệu lịch sử, chiếc váy đàn ông Scotland – “kilt” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1538 và nhanh chóng trở thành trang phục chính thức của những trung đoàn cao nguyên. Sự dũng cảm của những đội quân mặc váy, đã từng được khắc họa rõ nét trong bộ phim sử thi nổi tiếng Braveheart có sự góp mặt của tài tử điện ảnh Mel Gibson.

Thuở sơ khai, váy có phần tà dài quấn quanh thân và vắt qua vai phần nào giúp chống chọi lại thời tiết giá rét khắc nghiệt điển hình vùng cao nguyên, được gọi là “great kilt”. Tới những năm 1720, tức là gần 200 năm sau khi ra đời, nó được lược bớt phần phía trên, giữ lại phần chân váy cho tiện vận động, được gọi là “small kilt” hay “walking kilt” khá giống với “kilt” ngày nay. Hoa văn duy nhất của “Kilt” là caro và mỗi dòng họ, bộ tộc lại sở hữu những mẫu ô vuông và màu sắc riêng. Một bộ đồ hoàn chỉnh ngoài chân váy còn có thắt lưng da, sơ mi bẻ nửa cổ, cà vạt, áo khoác, túi da đeo quanh hông, con dao găm dắt nửa ngập trong tất, thanh gươm claymore cài váy, giày da thuộc… dẫn đến giá thành cả ngàn bảng Anh. Đàn ông Scotland ngày nay chỉ mặc trong số ít dịp rất đặc biệt nên không nhiều người mua mà chỉ thuê khi cần.

(Nguồn: gettyimages.com)

Ngày nay, cha và con trai mặc “Kilt” đi lễ nhà thờ, binh lính mặc “Kilt” trong các cuộc diễu hành… tất cả đều thể hiện sự trân trọng và niềm kiêu hãnh của người Scotland. Dù trải qua một quá trình lịch sử lâu dài nhưng chiếc váy truyền thống này vẫn luôn là nét đẹp văn hoá được người dân xứ Scotland gìn giữ và trân quý.

(Nguồn: livefomdet.ru)

Video xem thêm: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__