Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.

Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!

Đón xem: Nhìn ra thế giới

***

Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Trong nhà có người già như có một báu vật”. Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, ngay trên chính đất nước ấy, đã không còn mấy người hiểu được ý nghĩa của câu này nữa. 

Ngày hôm ấy, tôi đi làm về muộn và chứng kiến cảnh nhà hàng xóm đang to tiếng. Tôi nghe rõ mồn một tiếng hai vợ chồng nhà bên đang la rầy người mẹ vì lúc trông cháu bà sơ ý để đứa bé ngã từ trên ghế xuống đất. Đứa trẻ chỉ bị trầy xước da và sưng tấy một chút ở trán nhưng có vẻ như bố mẹ nó cảm thấy rất nghiêm trọng và nổi giận đùng đùng. Người mẹ già không nói một tiếng nào cả, dù cho hai đứa con của cụ rất lớn tiếng và nói những lời vô cùng khó nghe. Tôi vô cùng bực bội, định sang gõ cửa và nói đạo lý với họ nhưng cả nhà đều ngăn lại. Cuối cùng tôi đành phải im lặng.

Tôi nhớ năm xưa, cuộc sống ở quê còn rất nghèo, khi đó còn chưa có đèn điện, điện thoại, người ta dùng đèn dầu để thắp sáng, nhà nào kinh tế khá hơn chút thì dùng nến, nhưng cũng không được dùng thường xuyên. Hồi ấy, trẻ con muốn chơi gì đều phải tự làm đồ chơi chứ không có sẵn ngoài tiệm như bây giờ. Ông tôi rất khéo tay, ông làm cho tôi món nào cũng khiến lũ trẻ trong xóm thích mê. Mà thời đó lũ trẻ con chúng tôi nghịch ngợm, phá phách lắm, nhưng ông bà nội đều rất nhân từ và khoan dung. Họ không la mắng, mà chỉ nhẹ nhàng giảng đạo lý cho chúng tôi. Ông bà cũng thường kể cho chúng tôi những câu chuyện làm bài học.

Vào buổi tối mùa hè, sau khi cả nhà ăn cơm xong, tôi sẽ ra sân ngồi hóng mát và nghe ông bà nội kể chuyện. (Nguồn: Pinterest)

Vào buổi tối mùa hè, sau khi cả nhà ăn cơm xong, tôi sẽ ra sân ngồi hóng mát và nghe ông bà nội kể chuyện. Đối với lũ trẻ mà nói, những câu chuyện ông bà kể rất mới lạ, lý thú. Đó là những chuyện về đạo lý thiện ác hữu báo, chuyện về Thần, Phật, ma quỷ, và cách giải quyết khi gặp những sự việc như vậy. Giờ đây nghĩ lại, những câu chuyện đó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời tôi. Những câu chuyện đã gieo vào tâm hồn nhỏ bé của chúng tôi những hạt giống về tích đức hành thiện, làm người tốt để có một tương lai tốt đẹp.

Thời ấy, những người cao tuổi đức cao vọng trọng, có vai vế trong làng gần như là những người trụ cột trong các sự việc ma chay cưới hỏi, thậm chí là giải quyết mâu thuẫn gia đình. Nếu gia đình bất hòa, chỉ cần mời những người này đến thì hai ba câu là giải quyết xong, mà mọi người đều vui vẻ. Người già có vai trò lớn như vậy!

Tôi cũng còn nhớ như in mỗi năm vào ngày mùng một tết, theo phong tục thế hệ sau sẽ đến chúc tết thế hệ trước. Họ làm lễ khấu đầu và tặng tiền lì xì những bậc cao niên. Nghi thức tuy rất đơn giản nhưng trang trọng, mọi người đứng xem đều rất nghiêm túc, thể hiện lòng thành kính với người già. 

Ngày nay, trong xã hội hiện đại ở Việt Nam và Trung Quốc, vị trí của người già đang ngày càng mất đi và trở nên “không còn tiếng nói” nữa. Tuy vậy, ở các quốc gia khác, truyền thống tôn kính người già dường như không bị thay đổi quá nhiều.

Hàn Quốc: Người lớn tuổi rất được tôn trọng

(Nguồn: post.naver.com)

Mặc dù Khổng Tử là người Trung Quốc nhưng Nho giáo đã có một lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Theo đó, phần lớn văn hóa về tuổi già ở Hàn Quốc đều bắt nguồn từ nguyên lý về lòng hiếu thảo của Nho giáo: Con cái phải kính trọng cha mẹ. Những thành viên nhỏ tuổi trong nhà có trách nhiệm chăm sóc cho những người lớn tuổi hơn.

Đặc biệt, ngay cả bên ngoài gia đình, những người Hàn Quốc cũng thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Đối với họ, người lớn tuổi chính là chứng nhân lịch sử quan trọng cho những giá trị truyền thống trong xã hội.

Ấn Độ: Những người cao tuổi đứng đầu gia đình

Nguồn: nationalgeographic.com

Nhiều người Ấn Độ sống cùng nhau thành một đại gia đình, trong đó những người cao tuổi sẽ là người đứng đầu. Họ được người trẻ hơn chăm sóc, hỗ trợ và họ cũng sẽ giúp các con của mình trông nom lũ trẻ. Họ luôn là người cho lời khuyên, từ việc chi tiêu tới những tập tục cưới xin hay giải qyết những xung đột trong gia đình. Và những lời khuyên của họ không phải chỉ để cho có mà chính là quyết định cuối cùng của vấn đề đó. Những người cao tuổi là những người được tôn kính và khoan dung nhất gia đình. 

Ngoài ra, việc đưa người già tới viện dưỡng lão hoặc bất kính với họ là điều tối kị ở Ấn Độ.

Hy Lạp: Tuổi già là một điều đáng để chúc mừng

Nguồn: TODAY Parenting Team

Trong văn hóa Hy Lạp và Hy Lạp – Mỹ, người cao tuổi được tôn trọng và chúc mừng, và việc kính trọng người cao tuổi là điều quan trọng trong gia đình.

Trên toàn Hy Lạp, các tu viện trưởng được mọi người gọi là “Geronda”, nữ tu viện trưởng được gọi là “Gerondissa”. Những từ này đều mang ý nghĩa chỉ về tuổi già. Người Hy Lạp dùng nó gắn với sự thông thái và gần gũi với Chúa.

Người Mỹ bản xứ: Trưởng lão truyền lại kiến thức cho thế hệ sau

Nguồn: teespiritart.com
Nguồn: Dailymotion

Trong văn hóa của người Mỹ bản xứ cái chết là một phần của sự sống. Theo đó, tuổi già không những không mang một ý nghĩa đáng sợ mà còn rất được tôn kính bởi sự thông thái và những trải nghiệm cuộc sống của họ. 

Trong hơn 500 cộng đồng người Mỹ bản xứ, mỗi cộng đồng có những truyền thống và cách nhìn riêng về tuổi già và cái chết. Tuy nhiên, họ đều có điểm chung đó là người lớn tuổi sẽ truyền lại kiến thức của họ cho thế hệ sau (Theo Đại học Missouri, thành phố Kansas)

Một người tài giỏi luôn gìn giữ những giá trị cốt lõi. Khi gốc rễ được thiết lập vững chắc, đạo lý sẽ phát triển. Lòng hiếu thảo và sự tôn trọng là cốt lõi của nhân loại.

(Khổng Tử)

Video xem thêm: Dân Trung Quốc nhắn người biểu tình Hồng Kông: ‘Cảm ơn đã đấu tranh cho tự do của chúng tôi’

videoinfo__video3.dkn.tv||de58e63d0__