Trung Quốc đại lục bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng và nhiệt độ tiếp tục tăng cao gần đây. Một nam dẫn chương trình thời sự ở Tô Châu đột nhiên bị chảy máu mũi khi đang lên sóng bản tin thời sự vào buổi tối. Sau khi kết thúc chương trình, anh ấy giải thích rằng do trời nóng quá phát hỏa, dẫn đến bị chảy máu cam.
Theo truyền thông Trung Quốc Sohu, vào ngày 11 tháng 7, một nhân viên nam của Đài Phát thanh và Truyền hình Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã bất ngờ máu từ mũi chảy ra khi đang lên sóng bản tin thời sự đêm. Điều đáng chú ý là thỉnh thoảng mắt của nữ tiếp viên sẽ nhìn nam dẫn chương trình, như thể muốn đạo diễn chuyển khung hình và cho anh ta một chút thời gian để lau mũi. Nhưng đạo diễn không hiểu ý và máy quay luôn hướng về phía anh ta.
MC vẫn tiếp tục đọc bản tin trong khi máu vẫn đang chảy xuống
Theo đoạn video được cư dân mạng lan truyền, khi nam MC đang đọc tin tới đoạn: “Mùa hè thời tiết nóng bức, xuất hiện tình trạng trẻ em bị bỏng,… tình hình rất nguy cấp”. Lúc này, mũi phải của nam MC chảy xuống, tốc độ hơi nhanh, nam MC dường như cảm giác được có gì đó không đúng, có chút khựng lại, nhưng vẫn giữ tâm thái bình tĩnh để đọc hết toàn bộ bản tin, mãi cho đến khi kết thúc chương trình.
Sau đó, nam MC đến bệnh viện để khám, chỉ đơn giản là do thời tiết nóng quá nên bị chảy máu cam. Đài truyền hình Tô Châu cho biết, thời tiết nóng bức gần đây gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu sức khỏe không tốt hãy kịp thời đi khám bác sĩ, dân văn phòng cần chú ý giữ gìn sức khỏe kịp thời.
Trước sự việc này, cư dân mạng đại lục đã bàn tán xôn xao, Vision Times đã tổng hợp một số bình luận như: “Đừng cổ súy kiểu chuyên nghiệp biến thái như thế này nhé? Ngộ nhỡ MC đã cảm thấy rất khó chịu mà vẫn kiên trì đưa tin, không kịp thời chữa bệnh thì sao. Quả thực, không phải là vấn đề chuyên nghiệp hay không, mà là vấn đề sức khỏe, kiểu tuyên truyền này thật kinh dị!”
“Anh ấy hoàn toàn có thể dùng khăn giấy lau sạch. Thật kỳ dị khi coi các chương trình phát sóng trực tiếp quá to tát, bạn có thể nhẹ nhàng như bình thường để đọc tin tức mà.”
Sohu cũng bình luận: “Bên cạnh sự ngưỡng mộ dành cho người dẫn chương trình, chúng tôi không khỏi thắc mắc tại sao các nhân viên vào thời điểm đó lại không thể linh hoạt trong việc này.”
“Chất lượng chuyên môn của người dẫn chương trình có thể giúp xử lý kịp thời tình huống bất ngờ, nhưng đạo diễn có thể chuyển nhiều cảnh và để người dẫn chương trình giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.”
Sự việc của nam dẫn chương trình cũng phần nào phản ánh tình hình thời tiết nóng bực ở Trung Quốc gây ra các phản ứng tiêu cực trên cơ thể như chảy máu cam.
Đợt nắng nóng hiếm gặp càn quét Trung Quốc đại lục
Trung Quốc đại lục gặp phải đợt nắng nóng hiếm gặp, theo NTDTV, thời gian gần đây nhiều nơi ở Trung Quốc có nhiệt độ cao lên tới 40 độ, nhiệt độ cao nhất ở huyện Linh Thọ, tỉnh Hà Bắc thậm chí còn vượt quá 44 độ. Các chủ đề liên quan lọt vào top 10 tìm kiếm nóng ở đại lục.
Vào ngày 13/7, nhiệt độ cao nhất tại 71 trạm khí tượng quốc gia trên toàn Trung Quốc đã phá kỷ lục lịch sử. Trong đó Linh Thọ, Hà Bắc (44,2 ° C), Cảo Thành (44,1 ° C), Chính Định (44,0 ° C) và Vân Nam, Diêm Tân (44 ℃). Nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 44 ℃. Đồng thời, nhiều nơi xuất hiện tình trạng “say nóng” có nguy cơ tử vong cao.
Say nóng là giai đoạn nặng nhất của say nắng do cơ thể bị tích tụ quá nhiều nhiệt, từ đó gây ra các tổn thương thần kinh. Biểu hiện thường là sốt cao, nhiệt độ cơ thể trên 40 ℃, da khô nóng mà không có mồ hôi, mất ý thức, hôn mê, ảo giác, cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương,… Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong cao tới 50%.
Theo Morning News, tính đến thời điểm hiện tại, đợt thời tiết nắng nóng đã kéo dài một tháng, bao phủ một vùng đất rộng 5,021 triệu km vuông và ảnh hưởng đến số dân hơn 900 triệu người.
Dưới nhiệt độ cao, nhiều ngày qua tại Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên và các nơi khác đã xảy ra các vụ đột quỵ và đã có nhiều trường hợp tử vong.
Theo China Youth Network, bệnh viện Trung ương thành phố Lệ Thuỷ tỉnh Chiết Giang trong tuần qua đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ do nhiệt, trong số đó, ngày 12 có một nam bệnh nhân có thân nhiệt lên tới 41 ° C khi nhập viện, cứu chữa không thành công nên đã qua đời. Cùng ngày, một phụ nữ 70 tuổi khác được đưa đến bệnh viện với nhiệt độ cơ thể là 42,5 ° C, bị suy đa tạng, hiện vẫn đang được cấp cứu.
Ngày 13, một bệnh nhân nam 75 tuổi khác khi được đưa đến bệnh viện nhiệt độ cơ thể là 42 ° C, sau 3 ngày cấp cứu, ông đã bắt đầu có ý thức.
Tại Trịnh Châu, Hà Nam, một người đàn ông đã hôn mê vì say nắng. Các bác sĩ theo dõi nhiệt độ cơ thể của anh ta lên tới 42,3 ° C và các cơ quan nội tạng của anh ta dường như đã bị “đun sôi” trong nước.Ngày 13/7, một công nhân nhà máy 48 tuổi ở Suzhou (Tô Châu) đột ngột ngã quỵ khi đang làm việc, kèm theo co giật, thân nhiệt vượt quá 42 ° C khi được đưa đến bệnh viện. Anh ta được chẩn đoán là bị say nóng và vẫn đang được cấp cứu.