Một người có thể có được kiến thức thông qua việc học tập kiên trì, nhưng nếu bạn muốn trở thành một người lỗi lạc, bạn có thể cần đến loại trí tuệ “kỳ dị” của nhà triết học Socrates: Sự khôn ngoan đến từ việc nhận ra những lỗi sai và tìm ra sự thiếu hiểu biết của mình.

Nhà triết học vĩ đại Hy lạp cổ đại Socrates không chỉ được xem là một nhà hiền triết lỗi lạc, ông còn được xem là bậc thầy về truy vấn. Một nhà tiên tri đã tuyên bố rằng ông là người khôn ngoan nhất trong tất cả mọi người thời đó, và đa phần mọi người đều đồng ý với ý kiến trên. Riêng Socrates cho rằng ông được xem thông thái hơn những người khác chỉ vì ông có thể nhận thấy điều mà ông không biết.

Bức tranh Cuộc tranh luận giữa Socrates và Aspasia. (Ảnh: Wikipedia Common)

Để truyền bá trí tuệ “kỳ dị” này, Socrates giải thích rằng ông có nhiệm vụ “truy vấn”, đặt câu hỏi cho những người “khôn ngoan” và chứng minh “sự khôn ngoan sai lầm” của họ là sự thiếu hiểu biết. Ông định nghĩa bản chất của sự khôn ngoan theo một cách hoàn toàn khác, đó là cho rằng trí tuệ chính là nhận thức về sự thiếu hiểu biết của bản thân mình. Người khôn ngoan không phải là người luôn luôn làm đúng, anh ta là người nhận ra những gì mình chưa hiểu hoặc hiểu sai. Ông nói:

Tôi khôn ngoan hơn người đàn ông này, vì cả hai chúng tôi dường như không biết nhiều điều tuyệt vời và tốt đẹp, nhưng anh ta tưởng tượng anh ta biết một cái gì đó, mặc dù anh ta không biết gì, trong khi tôi, vì tôi không biết gì cả, vì vậy tôi không giả vờ rằng mình biết. Trong trường hợp cụ thể này, tôi có vẻ khôn ngoan hơn anh ta, bởi vì tôi không vui sướng khi biết rằng mình không biết nhiều điều.

“Trí tuệ” của triết gia Socrates có thể sẽ được chứng minh qua bài báo về Khoa học Tâm lý của Janet Metcalfe, Lindsey Casal-Roscum, Arielle Radin và David Friedman. Bài viết đề cập đến một câu hỏi thực tế sâu sắc, đó là cách tâm trí người ta thay đổi khi già đi. Chúng ta rất dễ phàn nàn về những sai sót do tuổi tác mang lại, như là: Những chiếc chìa khóa bị mất, những cái tên biến mất, những con số bị lãng quên,…Dù vậy, những thiếu sót này đi kèm với một “sự an ủi lớn”.

Nghiên cứu này tập trung vào việc mọi người có thể học hỏi ra sao từ các lỗi thực tế của họ. Các nhà khoa học đã cho 44 người trẻ tuổi (tuổi trung bình = 24,2 tuổi) và 45 người lớn tuổi (tuổi trung bình = 73,7 tuổi) hơn 400 trăm câu hỏi thông tin chung. Giai đoạn thử nghiệm này được thực hiện trong khi các đối tượng được trang bị một thiết bị có thể đo các sóng điện não của họ. Các đối tượng được yêu cầu những câu như: Nêu tên thành phố cổ với những khu vườn treo, hoặc nhớ tên của người phụ nữ đã thành lập Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ,…

Sau khi trả lời từng câu hỏi, họ được yêu cầu đánh giá mức độ tự tin của họ về tính chính xác trong câu trả lời của mình. Sau đó, họ được cho biết câu trả lời đúng.

Phần thứ hai của thí nghiệm bao gồm một bài kiểm tra ngắn. Các đối tượng được yêu cầu, một lần nữa, dựa trên trí nhớ để làm lại các câu sai sau khi được xem câu trả lời đúng, để trả lời lại 20 lỗi có độ tin cậy cao (những câu hỏi mà họ nghĩ rằng mình đúng nhưng thực sự đã sai), và 20 lỗi có độ tin cậy thấp, hoặc những câu hỏi mà họ luôn nghi ngờ rằng mình không biết câu trả lời.

Seniors spending time at the park

Điều đầu tiên cần lưu ý là nhóm người lớn tuổi đã làm tốt hơn rất nhiều trong bài kiểm tra tổng thể đầu tiên. Trong khi nhóm trẻ chỉ có 26% câu hỏi chính xác, các đối tượng ở độ tuổi cao đạt đến 41%. Điều này được mong đợi xảy ra vì tâm trí tích lũy kiến thức theo thời gian và từ từ lấp đầy những kiến ​​thức thất lạc.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cách người lớn tuổi thực hiện bài thi lại, sau khi họ được xem câu trả lời cho câu hỏi mình đã sai, họ có thể nhớ các câu trả lời đúng (cho lỗi sai ở bài kiểm tra ban đầu) tốt hơn nhóm người trẻ rất nhiều. Mặc dù lý thuyết hiện tại cho rằng người lớn tuổi gặp khó khăn hơn trong việc học tài liệu mới, trí nhớ của họ đã trở nên cứng nhắc, hay lão hóa, các nhà khoa học nhận thấy rằng kết quả hoàn toàn trái ngược. Nói tóm lại, người lớn tuổi có khả năng sửa lỗi của mình, đặc biệt là liên quan đến những câu hỏi có độ tin cậy thấp (những gì họ phân vân hoặc chưa biết).

Tại sao người lớn tuổi đạt điểm cao hơn nhiều trong bài kiểm tra lại? Câu trả lời rất đơn giản: Họ chú ý nhiều hơn đến những gì mình đã sai. Họ quan tâm nhiều hơn đến sự thiếu hiểu biết của mình, chú tâm tìm ra những gì mình không biết. Trong khi các đối tượng trẻ tập trung nhiều nhất vào các lỗi có độ tin cậy cao (những lỗi mà chúng ta tự tin rằng mình sẽ đúng nhưng hóa ra lại sai), các đối tượng lớn tuổi xem xét mọi lỗi, điều này cho phép họ nhớ nhiều hơn về các cách sửa lỗi.

Nola Ochs, center, listens to a lecture during a class on the presidency at Fort Hays State University, Monday, April 23, 2007 in Hays, Kan. At age 95, Ochs will become the world’s oldest college graduate when she graduates May 12. (AP Photo/Charlie Riedel)

Các đối tượng lớn tuổi thể hiện biên độ P3a (chỉ số về khả năng phản hồi đối với lỗi sai) lớn hơn nhiều so với nhóm trẻ. Dữ liệu điện não đồ cũng cho thấy sự khác biệt về dấu hiệu của hoạt động não liên quan đến sự tham gia của sự chú ý và bộ mã hóa. Tóm lại, phản ứng chú ý sữa lỗi của họ khiến não bộ hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề của họ. Triết lý của nhà triết học Socrates có thể được chứng minh là chính xác.

Các nhà khoa học cố gắng hiểu ý nghĩa của những kết quả này để lập luận lại quan điểm cho rằng não bộ của người cao tuổi trở nên suy yếu. Chẳng hạn, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi gặp khó khăn hơn trong việc học các câu trả lời mới, trả lời các vấn đề toán học, ghi nhớ các cặp từ ngẫu nhiên,…những điều này được chứng minh là không chính xác trong nghiên cứu mới này.

(Ảnh dẫn qua Time)

Nhà nghiên cứu Metcalfe và các đồng nghiệp suy đoán rằng có điều gì khác đang diễn ra, và người lớn tuổi chỉ đơn giản là “không muốn hoặc không thật sự nỗ lực để học hỏi những gì họ cho rằng “không liên quan” – những thứ có vẻ phức tạp hay bí ẩn với người trẻ nhưng với họ không có ý nghĩa hoặc giá trị”.

Nói tóm lại, người lớn có ít kiên nhẫn hơn cho các nhiệm vụ mà họ cho là “thí nghiệm ngớ ngẩn”. Tuy nhiên, khi những người cao tuổi được cung cấp thông tin thực sự chính xác để ghi nhớ, khi họ được yêu cầu tìm hiểu sự thật, họ sẽ thật sự chú tâm và trí nhớ của họ hoạt động rất tốt.

Người lớn tuổi không học các thủ thuật, họ chỉ để tâm đến những gì có giá trị mà thôi. Họ quan tâm nhiều hơn tới những gì mình đã sai hoặc chưa biết, họ chứng minh một tinh thần cầu tiến thật sự. Đó là điều mà chúng ta có thể gọi là “sự khiêm tốn” trong học tập, và điều này giúp người lớn tuổi có được “sự khôn ngoan” đúng nghĩa.

Tâm An

Xem thêm: