Trên thị trường có rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm bào ngư, nấm hầu thủ, nấm kim châm… Vậy mỗi loại nấm có công dụng như thế nào? Chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ cho bạn 5 loại nấm tốt cho sức khỏe dưới đây nhé!

1. Nấm hương: Vua của các loại nấm, giúp hấp thụ canxi rất tốt

Nấm hương được mệnh danh là “thần dược” ngon miệng. Nấm hương giàu dinh dưỡng, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bệnh nhân mắc bệnh tim, giảm cholesterol có hại, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, do đó có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch.

Cơ thể con người cần 8 loại axit amin cần thiết thì trong nấm hương chiếm tới 7 loại. Ngoài ra, vitamin D trong nấm hương cao hơn đáng kể so với các loại nấm khác và hàm lượng của nó cao gấp 20 lần so với đậu nành. Ăn nấm hương giúp cơ thể hấp thụ canxi  rất tốt và ngăn ngừa loãng xương.

Lưu ý: Khi ngâm nấm hương, các vitamin nhóm B và polysacarit rất dễ tan trong nước. Nhiều người không biết điều này, sau khi ngâm nấm hương thường đổ nước đi, làm lãng phí nhiều chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất là dùng nước lạnh để rửa sạch bề mặt của nấm hương khô, sau đó cho nấm vào nước ấm 20-35 độ để ngâm, nước ngâm nấm không phải đổ đi, có thể dùng để nấu. 

2. Nấm bào ngư: “Thuốc giảm đau” thực vật

Nấm bào ngư có màu trắng trông như vỏ sò, loại nấm này chứa các chất dinh dưỡng đa dạng, thường xuyên ăn rất có lợi đối với sức khỏe. Nó có thể cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, điều hòa các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ. Nấm bào ngư có chứa proteoglycan có thể ức chế khối u, cũng có tác dụng nhất định trong việc giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa sỏi niệu đạo.

Ngoài ra, theo quan điểm của y học Trung Quốc, nấm bào ngư còn có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, thư giãn kinh mạch. Đối với người già và người trung niên, nấm bào ngư có tác dụng điều trị chứng đau thắt lưng, tê chân tay.

Lưu ý: Khi chế biến nấm bào ngư không cắt bằng dao, dùng tay xé trực tiếp.

3. Nấm hầu thủ: Thực phẩm nuôi dưỡng dạ dày rất tốt

Nấm hầu thủ có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách làm giảm axit dạ dày, rất tốt cho người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, tăng axit dạ dày… Ngoài ra, ăn nấm hầu thủ còn có tác dụng trì hoãn lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.

Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng nấm hầu thủ có tác dụng ức chế tốt đối với Helicobacter pylori (HP), thủ phạm gây ra bệnh dạ dày. Cách tốt nhất để ăn nấm hầu thủ là nấu canh. Ví dụ như nấu canh nấm gà, canh nấm sườn heo.

4. Nấm đùi gà: Giúp hạ đường huyết

Nấm đùi gà có chất thịt giòn, hương vị thơm, rất giàu chất xơ, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất và hơn một chục loại axit amin. Nấm đùi gà không chỉ làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, bảo vệ các mạch máu, mà còn có tác dụng chống ung thư, giữ ẩm và làm đẹp.

Image result for Nấm đùi gà Cẩm nang hạnh phúc gia đình

5. Nấm kim châm: Tăng cường trí thông minh

Các axit amin thiết yếu có trong nấm kim châm cao hơn các loại nấm thông thường, đặc biệt là lysine và arginine có hàm lượng rất cao, có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ngoài ra, nấm kim châm còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống mệt mỏi. Những người khí huyết không đủ, suy dinh dưỡng, những người bị bệnh gan, loét đường tiêu hóa và các bệnh về tim mạch nên bổ sung nấm kim châm vào chế độ ăn.

Theo Cẩm nang hạnh phúc gia đình

Video xem thêm: “Phép tắc người con” (Đệ tử quy)

videoinfo__video3.dkn.tv||4a1528235__