Chắc hẳn nhiều bà mẹ chưa biết, gạo không chỉ được dùng để nấu cơm hay chế biến món ăn, mà còn giúp rửa bình sữa cho bé cực an toàn và sạch sẽ.

Bình sữa là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú… Vì cấu tạo đặc trưng nên rất nhiều vị trí của bình sữa các mẹ không thể dùng tay để rửa. Phương pháp rửa bình sữa bằng gạo có thể giải quyết được vấn đề này. 

Nội dung chính

Cách làm

Bước 1: Lấy một muỗng gạo đổ vào bình sữa cần vệ sinh.

Bước 2: Cho khoảng 50ml nước vào rồi đóng nắp bình sữa lại lắc mạnh, cứ như vậy một lúc thì những chất cặn cứng đầu bên trong bình sữa sẽ được thổi bay.

Bước 3: Rửa lại bình sữa với nước sạch là xong.

Cách làm này rất đơn giản, dễ thực hiện mà không cần phải dùng nước rửa bình sữa hay dụng cụ lỉnh kỉnh. Chỉ cần cho gạo, nước vào và… lắc là xong.

Ảnh: Moby.com.

Lưu ý:

– Mẹ không nên cho quá nhiều gạo vào bình, chỉ cần một muỗng khoảng 30 hạt và lượng nước vừa phải để tạo nên sự cọ xát giúp đánh bay chất bẩn cứng đầu.

– Mẹ phải dùng gạo chưa vo, vì khi cho vào bình sữa kết hợp với nước và lắc mạnh thì nước gạo lúc này sẽ có vai trò làm sạch và loại bỏ các chất cặn vô cùng hiệu quả.

Phương pháp rửa bình sữa bằng gạo không những giúp làm sạch bình sữa hơn cả việc dùng bàn chải chuyên dụng, mà còn cực an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Bên cạnh đó, những sai lầm khi làm sạch bình sữa dưới đây mẹ nên chú ý để tránh gây hại sức khỏe cho bé nhé.

Rửa chung núm vú và chai: Núm vú là nơi có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa. Vì thế, cách tốt nhất là núm vú nên được ngâm trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.

Khi nào cần mới đi rửa: Đây là thói quen của khá nhiều bà mẹ bận rộn. Khi con ăn sữa xong thường chưa rửa luôn mà để ra chậu lúc nào cần dùng đến mới đi rửa. Tuy nhiên theo thời gian, chất béo trong sữa dính vào chai cũng như núm vú rất khó để làm sạch và có thể chứa cả ổ vi khuẩn trong đó.

Để bình sữa ẩm và cất đi: Sau khi rửa bình, rất nhiều mẹ không có thói quen làm khô mà đậy nắp kín cất đi luôn. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước thì mới đậy lại hoặc cất đi.

Khử trùng quá muộn: Chúng ta biết rằng, vi khuẩn sinh sản rất nhanh. Nhiều mẹ thường có thói quen đến khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con mới đi khử trùng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bình sữa cần phải được khử trùng một lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Ngay cả khi mẹ đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.

Video xem thêm: 9 ân tình lớn nhất, cả đời nhất định đừng quên

videoinfo__video3.dkn.tv||7f6c1cedd__