Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến con người ngày càng phải đối diện với nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Làm thế nào để sống hạnh phúc đã trở thành câu hỏi thường trực với rất nhiều người.

Có hàng tá những cuốn sách “hạt giống tâm hồn” cho bạn rất nhiều lời khuyên muôn màu muôn vẻ để sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc. Và các lời khuyên, dù nhiều điểm khác nhưng gặp nhau ở cùng một ý, đó là hạnh phúc thực chất là xuất phát từ nội tâm bên trong. Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV đã từng nói đại ý trong một bài giảng của Ngài về chủ đề “Tìm kiếm hạnh phúc trong những lúc khó khăn ngặt nghèo”. Đó là mọi người cứ mải tìm kiếm hạnh phúc trong danh vọng, giàu sang, tình ái, nhưng hạnh phúc thực sự chính là xuất phát từ nội tâm bên trong mỗi người.

Một nội tâm hòa ái, không tranh đấu, đố kỵ, so đo, giận dữ, bất mãn chính là chìa khóa để có được một cuộc sống hạnh phúc, an lạc. Nhưng làm thế nào để xây dựng một thế giới nội tâm cân bằng và an hòa? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

1. Chăm sóc sức khỏe thể chất

(Ảnh: Roadbud)

Người Phương Tây cho rằng: “Một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh.” Người có cơ thể ốm yếu bệnh tật khó có thể giữ được một tâm thái hòa ái. Như vậy, chăm sóc sức khỏe thể chất là bước đầu tiên. Ngày nay có rất nhiều dạng thức vận động để giữ gìn và tăng cường sức khỏe như chơi thể thao, tập luyện khí công, hay thiền định. Bạn có thể chọn một bộ môn phù hợp với thể trạng, túi tiền cũng như thời gian của mình. Có một điều cần lưu ý, dù chọn dạng thức vận động nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ, và tham gia một cách nghiêm túc, đều đặn. Có như vậy mới đạt được sức khỏe mong muốn.

2. Thiết lập các mục tiêu thực tế trong cuộc sống

Nên thiết lập một danh sách những việc ưu tiên cần làm theo thứ tự từ ngắn hạn đến dài hạn. Các mục tiêu đặt ra cần thực tế, phù hợp với năng lực của mình. Những mục tiêu đề ra quá tham vọng sẽ khiến việc thực hiện gặp khó khăn, dễ dẫn đến nản chí và thất vọng về bản thân.

(Ảnh: id.linkedin)

Bạn có thể dùng công cụ S.M.A.R.T trong việc xây dựng các mục tiêu cuộc sống. S.M.A.R.T nghĩa là:

  • S = Specific (Cụ thể)
  • M = Measurable (Đo lường được)
  • A = Attractive (Hấp dẫn)
  • R = Related to vision (Liên quan tới tầm nhìn)
  • T = Time frame (Khung thời gian)

Rất nhiều người chỉ nói miệng chứ không làm được trò trống gì. Đó là bởi nói thì dễ hơn làm. Hãy luôn đặt mục tiêu với S.M.A.R.T.

3. Cố gắng giữ tâm thái hòa ái và tinh thần lạc quan

(Ảnh: VTCnews)

Ông cha ta có câu: “Không ai có thể nắm tay cả ngày”. Ý nghĩa là không có việc gì tốt mãi, cũng như không có việc xấu mãi. Cho nên khi không may gặp nghịch cảnh, cũng không nên mãi chìm đắm trong thất vọng, bi ai. Cũng như khi may mắn thành công, cũng không nên kiêu ngạo và tự mãn. Đạo Trung Dung của Khổng Tử cũng khuyên người ta nên suy nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập. Nhờ đó sẽ giữ được tâm thái hòa ái và tinh thần lạc quan.

4. Luôn giữ một tâm hồn cởi mở, không thành kiến

Bộ phim “Ngày tận thế 2012” có một cảnh phim rất ấn tượng giữa một chú tiểu và vị sư trụ trì, trong một ngôi tự nhỏ trên đỉnh núi ở cao nguyên Tây Tạng. Chú tiểu có hỏi vị sư già một số điều băn khoăn không lý giải được trong cuộc sống. Vị sư già đã dùng hành động, rót nước tràn đầy một chiếc ly để giúp chú tiểu hiểu một điều, không thể tiếp thu giải đáp bất cứ thứ gì với một tâm hồn tràn đầy nghi hoặc và định kiến.

“Hãy cứ ngốc nghếch và lành mạnh”. (Ảnh: Wikipedia)

Hoặc như Steve Jobs cũng có câu nói bất hủ “Stay Foolish, Stay Healthy” (Hãy cứ ngốc nghếch và lành mạnh). Chính là hãy luôn giữ cho mình một tâm hồn thơ trẻ, hồn nhiên, không thành kiến. Lúc ấy bạn sẽ dễ dàng cởi mở đón nhận những kiến thức và thông tin mới, từ đó nắm bắt được những cơ hội mới trong đời. Chẳng phải khoa học phát triển là dựa trên những phát minh mới chưa từng xuất hiện trước đó trong xã hội nhân loại hay sao?! Nếu Steve Job hay Mark Zukerberg cứ ngại ngần, nghi hoặc với những thứ mới chưa bao giờ xuất hiện, thì sẽ chẳng có Iphone hay Facebook.

5. Khám phá nội tâm của chính mình

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói: “Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình.” Ý nghĩa của câu nói đó là gì? Chính là suy cho đến cùng chính là mình quyết định cho mình được sống hạnh phúc hay bất hạnh. Có một sự thật hạnh phúc hoàn toàn không phụ thuộc vào vật chất. Có rất nhiều người không giàu vật chất nhưng sống một cuộc sống an lạc, trong khi bao nhiêu người giàu phải phụ thuộc vào nhiều loại thuốc gây hưng phấn để sống tiếp.

Có rất nhiều người không giàu vật chất nhưng sống một cuộc sống an lạc – Cô gái đang ngồi bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công.

Muốn có năng lực kiểm soát bản thân, cũng cần phải học, và phải có phương pháp. Thiền định chính là một phương pháp rất hiệu quả giúp con người đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong mình. Có rất nhiều phương thức Thiền. Phật Giáo có  pháp môn Thiền tông. Yoga cũng có Thiền.

Hiện nay, trên thế giới đang chứng kiến sự lan tỏa mạnh mẽ của một pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia là Pháp Luân Đại Pháp. Bài công Pháp số 5 trong bộ năm bài công Pháp của Pháp Luân Đại Pháp (thiền định) giúp người luyện nhanh chóng tiến nhập vào trường năng lượng, sự tĩnh lặng trong nội tâm để từ đó phát huy được những khả năng tâm linh tiềm ẩn và một trí tuệ tốt đẹp như câu nói: Tâm tĩnh thì tuệ sinh!

Lê Anh (TH)

Xem thêm:

Từ Khóa: