Có rất nhiều nhân tố quyết định thành bại của con người. Có người cho rằng “chỉ số thông minh IQ quyết định tất cả”. Nhưng cùng với sự trải nghiệm cuộc sống, chúng ta sẽ càng ngày càng phát hiện ra: Đời người là một cuộc một hành trình, đôi khi quyết định thành bại không phải ở IQ…

1. Sự tự tin

Người tự tin luôn có lợi thế hơn so với những người thường tự nghi ngờ bản thân. Ít nhất họ sẽ không mất thời gian để lo lắng về những điều bản thân không kiểm soát được và tập trung vào những thứ họ có thể kiểm soát được trong những tình huống khó khăn. Nhờ vậy mà kết quả đạt được tốt hơn hẳn.

“Nếu bạn nghe một tiếng nói từ bên trong bảo rằng ‘bạn không thể làm’, thì hãy cố làm bằng bất cứ giá nào, và tiếng nói đó sẽ im lặng”.

Người tự tin thường làm chủ cuộc sống và có trách nhiệm với những hành động của mình. (Ảnh dẫn qua: twitter.com)

Tự tin thực sự khác biệt so với tự cao tự đại. Khi một người tin vào bản thân và khả năng của mình, họ thường làm chủ cuộc sống và có trách nhiệm với những hành động của mình. Họ không tìm cách đổ lỗi, không dễ dàng bỏ cuộc, và đặc biệt, không cố ý gây sự chú ý của người khác. Họ thu hút người khác từ bên trong chứ không phải do những điều từ vỏ ngoài.

2. Sự hài hước, hóm hỉnh

Con người nhìn chung thường có xu hướng thích người có khiếu hài hước, có thể tự mỉm cười khi đối diện với thất bại. Nụ cười không chỉ giúp ta giảm được stress, nhìn thấy những mặt tích cực mà còn dễ dàng giao tiếp với những người xung quanh. Những người hài hước thường được yêu quý vì ở bên họ lúc nào nhẹ nhàng và vui vẻ.

Ảnh minh họa dẫn qua: pikstagram.com

Hãy nhìn nhận mọi việc một cách nhẹ nhàng, đừng nghiêm trọng hoá mọi thứ. Đừng cảm thấy bị xúc phạm vì những điều nhỏ nhặt. Hãy học cách biến sự xúc phạm thành 1 chuyện hài hước, bạn sẽ nhận ra tình huống không phải lúc nào cũng tồi tệ như bạn nghĩ đâu!

3. Làm việc chăm chỉ nhưng cần khoa học

Nếu bạn không nỗ lực hết sức, không dành thời gian, nhiệt huyết và hy sinh những thú vui cá nhân để đạt bằng được mục tiêu; hoặc không dám đối mặt với thất bại thì bạn chắc chắn sẽ không thể thành công.

Sự thật cái mác “thiên tài” không đảm bảo cho một tương lai thành công. Thành công thực sự đến từ những nỗ lực, sự chăm chỉ làm việc. Đó là một quá trình dài và chỉ dành cho những ai đủ kiên nhẫn và nghị lực.

Ảnh minh họa dẫn qua: sohu.com

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng “số lượng không phải lúc nào cũng đi cùng chất lượng”. Thay vì làm việc nhiều hơn, bạn hãy học cách làm việc khoa học và thông minh để nâng cao năng suất mà vẫn có thể dành thêm thời gian cho bản thân mình. Hãy nhớ, phát triển được sự nghiệp và cân bằng cuộc sống cá nhân đều là những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

4. Lắng nghe từ người khác

Thành công không chỉ có một con đường, mà có rất nhiều con đường khác nữa. Vậy nên, đừng bao giờ bảo thủ vào ý kiến của mình, dù nó có vẻ tốt đến đâu. 

Ảnh minh họa dẫn qua: blog.urbanus.al

Hãy thử nghĩ xem, bạn sẽ không thể thành công nếu chỉ sống một mình nơi hoang dã. Tức là con người luôn cần phải giao tiếp và kết nối với những người xung quanh. Muốn làm tốt điều đó, việc đầu tiên chính là hãy biết lắng nghe.

Chắc chắn rằng tìm được sự đồng cảm ở người đối diện ta sẽ dễ dàng đạt được mục đích của mình hơn rất nhiều so với tranh luận cố chấp. Hơn nữa, thông qua lắng nghe, quan sát người khác, bạn có thể sẽ học được rất nhiều điều bổ ích.

5. Đối nhân xử thế bằng sự chân thành

Khi nói chuyện với người khác, hãy nhìn vào mắt họ một cách nhẹ nhàng tự nhiên và đừng quên mỉm cười. Người biết đối nhân xử thế là người biết đặt mình vào vị trí của người khác.

Ảnh minh họa dẫn qua: thebalancecareers.com

Vậy nên, đừng nói về bản thân mình, hãy để người khác có cơ hội chia sẻ về bản thân họ. Đặc biệt, đừng bao giờ đè nén cảm xúc của bạn. Nếu ai đó nói điều gì không vừa ý, hãy cho họ biết rằng bạn không thích điều đó. Khi chúng ta có thể đối xử với nhau thẳng thắn và chân thành, các mối quan hệ xung quanh sẽ tự nhiên tốt đẹp và thoải mái.

6. Có những lúc cần nói “không”

Đừng sợ sự từ chối của mình sẽ làm người khác phật lòng. Bạn cần biết lúc nào có thể nói “Có”, lúc nào có thể nói “Không”. Hãy nhớ, không phải lúc nào bạn cũng cần phải giúp người khác, và không có gì đáng sợ khi bị từ chối cả.

(Ảnh: iconicjob)

Với rất nhiều người, nói “Không” là một điều rất khó khăn nhưng nó sẽ giúp bạn hoàn thành các việc khác quan trọng và cần thiết hơn. Hơn nữa bạn cũng cần để người khác có cơ hội rèn luyện và thành tựu chính mình!

Hãy thử nói “Không” với những yêu cầu không mấy quan trọng hoặc những sự nhờ vả mà bạn cho rằng đối phương có thể tự làm được. Bạn cũng có thể áp dụng điều này với cả các Sếp!

7. Khả năng kiểm soát bản thân

Tự kiểm soát là khả năng điều chỉnh cảm xúc, hành vi của bản thân. Khi bạn kiểm soát được bản thân, bạn sẽ dễ dàng đạt được các mối quan hệ và sự nghiệp của mình.

Ảnh minh họa dẫn qua: promkatastrofy.com

Sự kiểm soát giúp bạn luôn cân bằng, có chừng mực và yên ổn cả bên ngoài lẫn trong nội tâm của mình. Những phản ứng như giận dữ, thô lỗ, la hét ầm ĩ… là con đường nhanh nhất đánh mất các mối quan hệ và sự nghiệp của bạn. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không học cách kiểm soát chúng?

Trần Phong (TH)

videoinfo__video3.dkn.tv||c9e44abe5__